Test trầm cảm sau sinh

23/06/2024 15:33


THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM SAU SINH (EPDS)
Trầm cảm sau sinh là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm bởi những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với mẹ và bé. Để test trầm cảm sau sinh, bác sĩ tâm lý thường thực hiện thang đánh giá trầm cảm sau sinh EPDS với 10 câu hỏi đơn giản dành cho sản phụ.
1. Trầm cảm sau sinh đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây
Ở nước ngoài đặc biệt là các nước phát triển, tình trạng trầm cảm sau sinh ở sản phụ đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất lâu. Còn ở Việt Nam, tình trạng này mới dần có sự quan tâm đến vấn đề tâm lý người mẹ trước và sau khi sinh con.
Trầm cảm sau sinh là trạng thái tâm lý mệt mỏi, buồn chán, hay lo lắng của người mẹ sau khi sinh. Các cảm xúc trong trầm cảm sau sinh thường xuất hiện mỗi ngày trong khoảng 2 tuần gần nhất sau khi em bé chào đời.
Trầm cảm sau sinh thường gặp ở 15-20% phụ nữ trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh. Người mẹ thường có biểu hiện tự ti quá mức do những thay đổi về cơ thể sau khi sinh em bé, thường xuyên cảm thấy lo lắng, bồn chồn, bất an...
Ngoài ra người mẹ còn có thể gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ dài ngày, giảm trí nhớ, kém tập trung, có ý tưởng tự sát hoặc gây thương tích cho bản thân hoặc con của mình. Các triệu chứng này có mức độ từ trung bình đến nặng, bệnh có thể kéo dài và cần được tư vấn trầm cảm sau sinh cũng như điều trị tích cực.
2. Vì sao cần thực hiện các tư vấn trầm cảm sau sinh cho thai phụ
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý tâm lý cần được quan tâm và điều trị bởi nó có thể gây ra những ảnh hưởng ngắn hạn, dài hạn đối với cả mẹ và bé. Hậu quả của trầm cảm sau sinh nếu không được quan tâm điều trị đối với người mẹ bao gồm thời gian trầm cảm kéo dài và có thể tái diễn liên tục về sau này.
Còn đối với em bé, người mẹ bị trầm cảm trong thời gian ngắn sẽ ít cho con bú hơn, có thể bị ngược đãi, bỏ rơi hoặc không được chăm sóc đầy đủ. Về lâu dài trẻ có thể bị rối loạn hành vi, có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ cảm xúc của người mẹ và trẻ phát triển nhận thức chậm hơn so với những đứa bé khác.
Việc tư vấn trầm cảm sau sinh giúp người mẹ và người thân trong gia đình biết được nguy cơ mắc phải và cách phòng tránh trầm cảm sau sinh xảy ra. Đồng thời có biện pháp điều trị cho người mẹ nếu mắc phải tình trạng này, giúp người mẹ sớm vượt qua thời gian khó khăn sau khi em bé chào đời.
3. Thang đánh giá trầm cảm sau sinh EPDS
Test trầm cảm sau sinh là một biện pháp đánh giá tâm lý của phụ nữ, dựa vào đó bác sĩ có thể tư vấn về trầm cảm sau sinh cho người mẹ hoặc người thân trong gia đình cũng như cùng tìm ra phương án điều trị thích hợp nhất.
Đánh giá trầm cảm sau sinh EPDS ( Edinburgh Postnatal Depression Scale) được hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng bao gồm: 10 câu hỏi được đánh theo mức điểm từ 0-3 tăng dần theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Tổng số điểm của thang đánh giá giá trầm cảm sau sinh EPDS sẽ giúp đánh giá được mức độ trầm cảm của phụ nữ sau sinh.
Hãy tự thực hiện bài Test Trầm cảm sau sinh bằng cách làm bài Test dưới đây nhé. 
Kết quả bài test Trầm cảm sau sinh EPDS - đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh 
Nếu tổng số điểm >12: khẳng định bệnh nhân bị trầm cảm sau sinh nặng.
Nếu tổng số điểm >=9: điểm hoặc có ý định tự tử cần đi khám và theo dõi ngay lập tức.
Nếu tổng số điểm <9: và bác sĩ chuyên khoa nhận thấy có dấu hiệu trầm cảm cũng cần được can thiệp. Điểm số này có thể là trầm cảm sau sinh nhẹ. 
Test EPDS chỉ là công cụ sàng lọc, giúp bạn có đánh giá khách quan ban đầu, việc chẩn đoán trầm cảm và điều trị như thế nào phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần. 

 Bài Test trầm cảm sau sinh:

Bài Test trầm cảm sau sinh

1. Tôi luôn hào hứng mong chờ mọi điều đến với mình

2. Tôi cảm thấy hoảng hốt, sợ hãi một cách vô cớ.

3. Tôi cảm thấy buồn bã và bất hạnh.

4. Tôi thường thấy không vui và rất khó ngủ.

5. Tôi có thể cười và thấy khía cạnh hài hước của mọi chuyện

6. Tôi cảm thấy lo âu hoặc lo lắng mà không rõ nguyên nhân.

7. Mọi thứ đang đè nặng lên vai tôi.

8. Khi mọi chuyện xấu đi tôi thường đổ lỗi cho bản thân.

9. Ý nghĩ tự làm hại bản thân xuất hiện trong đầu tôi.

10. Tôi thấy buồn chán đến phát khóc.