Chẩn đoán và điều trị chứng hưng cảm như thế nào?
Hưng cảm là triệu chứng đặc trưng của rối loạn lưỡng cực. Nó có thể dẫn đến hành vi nguy hiểm, nhưng hiện đã có phương pháp điều trị để kiểm soát những giai đoạn này.
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Ths.BSNT Phạm Thành Luân - Bác sĩ tại Phòng khám SKTT, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội.
Hưng cảm là triệu chứng đặc trưng của rối loạn lưỡng cực. Nó có thể dẫn đến hành vi nguy hiểm, nhưng hiện đã có phương pháp điều trị để kiểm soát những giai đoạn này.
HIỂU THẾ NÀO VỀ CHỨNG RỐI LOẠN HƯNG CẢM?
Hưng cảm là tình trạng tâm lý khiến một người trải qua cảm giác hưng phấn vô lý, tâm trạng rất mãnh liệt, hiếu động thái quá và thậm chí phát sinh ảo tưởng. Cơn hưng cảm (hoặc các giai đoạn hưng cảm) là triệu chứng phổ biến của rối loạn lưỡng cực.
Chứng hưng cảm có thể là một tình trạng nguy hiểm vì nhiều lý do. Người bệnh có thể không ngủ hoặc ăn trong giai đoạn hưng cảm. Họ có thể tham gia vào các hành vi nguy hiểm và làm hại chính mình. Những người mắc chứng hưng cảm có nguy cơ gặp ảo giác và các rối loạn nhận thức khác cao hơn người bình thường.
CHẨN ĐOÁN CÁC GIAI ĐOẠN HƯNG CẢM
Để chẩn đoán tình trạng rối loạn hưng cảm, người bệnh phải xuất hiện tâm trạng cáu kỉnh, cởi mở hoặc cáu kỉnh kéo dài và bất thường trong ít nhất một tuần; cơn hưng cảm phải đủ nghiêm trọng để gây suy giảm chức năng rõ rệt hoặc phải nhập viện; và có ít nhất ba trong số các triệu chứng sau:
- Dễ dàng bị phân tâm
- Tham gia vào nhiều hoạt động cùng một lúc (nhiều hơn mức thực tế có thể hoàn thành trong một ngày)
- Tham gia vào các hành vi nguy hiểm, như cờ bạc hoặc quan hệ tình dục không an toàn
- Cảm thấy bị áp lực phải nói, nói to và nhanh
- Cảm giác tự cao quá mức
- Giảm nhu cầu ngủ
- Ý nghĩ hoang tưởng, ảo giác
Hưng cảm có thể là triệu chứng của Rối loạn lưỡng cực I - Ảnh: Internet
Giai đoạn hưng cảm làm gián đoạn cuộc sống của một người và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ cũng như công việc. Nhiều bệnh nhân ở trong tình trạng hưng cảm cần phải nhập viện để ổn định tâm và ngăn ngừa việc tự làm hại bản thân.
Trong một số trường hợp, ảo giác hoặc ảo tưởng là một phần của giai đoạn hưng cảm. Ví dụ, một người có thể tin rằng mình nổi tiếng hoặc có siêu năng lực.
Lạm dụng ma túy hoặc rượu và phát sinh các hành động, cảm giác ngay sau đó không được coi là trạng thái hưng cảm.
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN GÂY NÊN RỐI LOẠN HƯNG CẢM
Các giai đoạn hưng cảm thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực I. Nhưng chúng cũng có thể do các yếu tố và tình trạng sức khỏe khác gây ra, bao gồm:
- Chấn thương não
- U não
- Chứng mất trí nhớ
- Viêm não
- Lupus
- Thuốc (tác dụng phụ của chúng)
- Lạm dụng ma túy hoặc rượu để tiêu khiển
- Rối loạn tâm thần phân liệt
- Đột quỵ
THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA RỐI LOẠN HƯNG CẢM
Phác đồ điều trị rối loạn hưng cảm là sự kết hợp giữa thuốc, các liệu pháp tâm lý và thay đổi lối sống lành mạnh nhằm giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng, đồng thời tránh các tác nhân gây hưng cảm.
Việc nhập viện có thể cần thiết nếu bệnh nhân hưng cảm nặng hoặc kèm theo rối loạn tâm thần, loại bỏ nguy cơ bệnh nhân tự làm hại chính bản thân mình.
Thuốc
- Thuốc thường là phương pháp phổ biến trong điều trị hưng cảm. Những loại thuốc được kê đơn để cân bằng tâm trạng của bệnh nhân và giảm nguy cơ tự gây thương tích, phổ biến gồm có:
- Liti (Cibalith-S, Eskalith, Lithane)
- Thuốc chống loạn thần như aripiprazole (Abilify), olanzapine (Zyprexa), quetiapine (Seroquel) và risperidine (Risperdal).
- Thuốc chống co giật như axit valproic (Depakene, Stavzor), divalproex (Depakote) hoặc lamotrigine (Lamictal).
- Các thuốc benzodiazepin như alprazolam (Niravam, Xanax), chlordiazepoxide (Librium), clonazepam (Klonopin), diazepam (Valium) hoặc lorazepam (Ativan).
- Người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo toa và theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trị liệu
Trị liệu tâm lý với chuyên gia sức khỏe tâm thần giúp người bệnh xác định được khi nào tâm trạng đang thay đổi, đồng thời chỉ ra các tác nhân dẫn đến rối loạn hưng cảm.
Một số phương pháp trị liệu phổ biến bao gồm:
- Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)
- Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)
- Liệu pháp gia đình
CẢI THIỆN LỐI SỐNG ĐỂ HẠN CHẾ TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN HƯNG CẢM
Ngoài thuốc và các liệu pháp trị liệu, một vài thay đổi trong lối sống sinh hoạt hàng ngày tương đối đơn giản có thể giúp kiểm soát các cơn hưng cảm, chẳng hạn như:
- Dành thời gian để tập thể dục, vận động hàng ngày
- Tuân thủ chế độ ăn uống đầy đủ và tránh bỏ bữa
- Duy trì chu kỳ ngủ-thức ổn định (ngay cả vào cuối tuần).
- Bắt đầu viết nhật ký ghi lại những sự kiện quan trọng
- Khám và tái khám định kỳ, uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị hưng cảm phổ biến - Ảnh: Internet
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HƯNG CẢM Ở ĐÂU?
Khi có những dấu hiệu bất thường về cảm xúc hay sự phấn kích tột độ không thể kiểm soát, hãy ĐẶT LỊCH KHÁM ngay với đội ngũ chuyên gia sức khỏe tâm thần của Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa để bắt đầu sớm quá trình điều trị với phương pháp đa dạng và sự tư vấn tận tình, chính xác.
Nguồn tham khảo:
https://www.verywellmind.com/how-to-recognize-a-manic-or-hypomanic-episode-380316#toc-treatment-of-manic-episodes
https://www.healthline.com/health/mania#Prevention