Rối loạn hưng cảm và các triệu chứng phổ biến
Hưng cảm, hay sự phấn kích quá độ có nguy cơ cao gây ra những hậu quả không đáng có. Vậy Rối loạn hưng cảm là gì? Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của rối loạn hưng cảm?
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Ths.BSNT Nguyễn Văn Hải - Bác sĩ Tại Viện SKTT Quốc gia Bạch Mai.
Song song với trầm cảm, hưng cảm là một trong những tình trạng đáng báo động. Hưng cảm, hay sự phấn kích quá độ có nguy cơ cao gây ra những hậu quả không đáng có. Vậy Rối loạn hưng cảm là gì? Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của rối loạn hưng cảm?
RỐI LOẠN HƯNG CẢM LÀ GÌ?
Đặc trưng của rối loạn hưng cảm là tình trạng hưng phấn xảy ra trong khoảng thời gian dài. Một số biểu hiện phổ biến của chứng hưng cảm như tâm trạng phấn khích hoặc cáu kỉnh bất thường, nguồn năng lượng mãnh liệt, suy nghĩ dồn dập, có các hành vi cực đoan… Ở các giai đoạn hưng cảm khác nhau, người bệnh thường đi kèm dấu hiệu ảo giác, ảo tưởng hay tự thấy mình tách biệt so với thực tế.
Các triệu chứng hưng cảm có thể kéo dài khoảng một tuần hoặc hơn, xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm. Các giai đoạn hưng cảm thường gặp nhất ở những người mắc rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân khác dẫn đến những thay đổi cực độ về hành vi và tâm trạng của người bệnh.
Theo ICD - Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan, rối loạn hưng cảm được chia làm 3 mức độ cụ thể:
- Hưng cảm nhẹ
- Hưng cảm vừa
- Hưng cảm nặng có các triệu chứng loạn thần (mức độ nặng nhất của bệnh hưng cảm)
TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA CÁC GIAI ĐOẠN HƯNG CẢM
Các dấu hiệu của rối loạn hưng cảm rất đa dạng. Có nhiều trường hợp xuất hiện các triệu chứng cấp cứu y tế như khó thở, đau ngực và chảy máu ở những người hưng cảm nặng. Tuy nhiên, để phát hiện chứng hưng cảm, những triệu chứng sau đây thường phổ biến hơn cả.
Ảo tưởng hoặc ảo giác
Nếu người bệnh mắc phải tình trạng ảo giác thính giác hoặc thị giác (nhìn hoặc nghe thấy thứ gì đókhông có thật) hoặc có biểu hiện/hành vi hoang tưởng (tin vào điều gì đó không có thật), hãy liên hệ ngay với bác sĩ tâm thần để kịp thời xử lý tình trạng này.
Giảm nhu cầu ngủ
Nhu cầu ngủ giảm xuống thường xảy ra khi các triệu chứng hưng cảm xuất hiện. Những vấn đề về giấc ngủ và rối loạn lưỡng cực có thể tác động lẫn nhau khi các giai đoạn hưng cảm là nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ và ngược lại.
Giảm nhu cầu ngủ do hưng phấn quá mức khá phổ biến ở người hưng cảm - Ảnh: Internet
Tham gia vào nhiều hoạt động cùng một lúc
Bệnh nhân trong giai đoạn hưng cảm không ngừng tìm kiếm cách để tiêu hao thêm năng lượng. Triệu chứng này thường được mô tả là "làm nhiều việc cùng lúc". Ví dụ, một người có thể đảm nhận nhiều dự án hoặc kỳ vọng sự bùng nổ về năng suất làm việc vượt xa những gì họ thường hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói nhiều hoặc nói to
Nói to và nhanh là triệu chứng thường gặp khi bắt đầu giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Cần lưu ý, nói nhanh khác biệt so với cách nói thông thường của người bệnh. Vẫn có nhiều người nói nhanh hơn những người khác. Nhưng nếu ai đó thường cẩn thận lựa chọn từ ngữ và nói chậm bắt đầu có xu hướng nói nhanh hơn, hãy lưu ý.
Dễ dàng bị phân tâm
Ngoài ra, hãy lưu ý nếu ai đó bắt đầu tạo ra các liên tưởng kêu vang (chẳng hạn như họ bị phân tâm bởi vần điệu của các câu từ). Liên tưởng kêu vang lúc đầu có thể nghe giống như thơ, nhưng với chứng rối loạn lưỡng cực, loại liên tưởng này xuất hiện thường xuyên khi người bệnh ở giai đoạn hưng cảm.
Tăng ham muốn tình dục
Tình dục quá mức là một triệu chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ phổ biến. Triệu chứng này bao gồm hành vi tình dục không bình thường hoặc nguy hiểm, chẳng hạn như tìm kiếm gái mại dâm, sử dụng các trang web khiêu dâm, có các tương tác trực tuyến mang tính chất tình dục,...
Gia tăng các hành vi nguy hiểm đến bản thân và xã hội
Một người đang trải qua giai đoạn hưng cảm có thể thực hiện những hành vi nguy hiểm ở nhiều khía cạnh. Các hành vi rủi ro liên quan đến tiền bạc là phổ biến và thường gặp nhất, chẳng hạn như chi tiêu quá mức, mua sắm thoải mái hoặc nghiện đánh bạc.
Tư duy nhanh
Bề ngoài, một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể tỏ ra nói chuyện trôi chảy và vui vẻ nhưng bên trong, họ đang có những suy nghĩ lặp đi lặp lại, không yên.
Cáu kỉnh, khó chịu bất thường
Đột ngột trở nên khó chịu, cáu kỉnh bất thường cũng là một trong những triệu chứng rối loạn hưng cảm thường thấy. Nếu hành vi này quá khích, cần có sự trợ giúp từ những nguồi xung quanh để kiềm chế bệnh nhân.
Sự cáu kỉnh bất thường có thể là dấu hiệu của hưng cảm - Ảnh: Internet
Ý nghĩ tự tử
Trong một số trường hợp, giai đoạn hưng cảm có thể dẫn đến cảm giác vô vọng, vô dụng và/hoặc có suy nghĩ về cái chết hoặc tự sát.
Thích mặc quần áo sáng màu
Trong giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, một người thích mặc quần áo sáng màu hoặc lòe loẹt. Sự thay đổi trong cách ăn mặc của một người cũng có thể phản ánh các triệu chứng khác, chẳng hạn như thích mặc quần áo hở hang hơn do quá ham muốn tình dục.
Tất nhiên, hầu hết những người mặc quần áo sáng màu đều không trải qua giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Nhưng quần áo có thể là đầu mố i tinh tế để phát hiện các triệu chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHỨNG RỐI LOẠN HƯNG CẢM
Những người có cha mẹ hoặc anh chị em đã và đang bị rối loạn hưng cảm có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, có một thành viên trong gia đình mắc chứng hưng cảm không có nghĩa là những người còn lại đều bị.
Một nguyên nhân khác của hội chứng này là nhiều người dễ bị hưng cảm do bệnh lý tiềm ẩn hay bệnh tâm thần, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực. Chỉ cần có yếu tố kích hoạt hoặc có sự kết hợp của các yếu tố kích hoạt, chứng hưng cảm sẽ xuất hiện ở những đối tượng này.
Ngoài ra, những thay đổi về môi trường sống hay các sự kiện bất ngờ, có tính ảnh hưởng lớn cũng là nguyên nhân gây ra chứng hưng cảm. Chẳng hạn như cái chết của người thân, căng thẳng tài chính, các mối quan hệ bất ổn hay bệnh tật cũng có thể gây ra các cơn hưng cảm. Tình trạng suy giáp cũng có thể góp phần gây ra các cơn hưng cảm.
PHÂN LOẠI CỤ THỂ CÁC LOẠI HƯNG CẢM
Ngoài các giai đoạn từ nhẹ đến nặng, hưng cảm cũng được chia thành các loại khác nhau, bao gồm trạng thái hưng cảm hỗn hợp, hưng cảm nhẹ và hưng cảm do các rối loạn liên quan gây ra.
Rối loạn hưng cảm hỗn hợp
Trạng thái hưng cảm hỗn hợp là một giai đoạn bao gồm hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm kết hợp các triệu chứng trầm cảm. Trạng thái này thường không tạo ra tâm trạng hưng phấn giống như trạng thái hưng cảm thông thường. Đặc điểm trầm cảm của trạng thái hưng cảm hỗn hợp có thể làm tăng nguy cơ nảy sinh ý định tự tử, đồng thời làm kích thích năng lượng tiêu cực và tính bốc đồng, khiến người bệnh luôn có ý định tự tử.
Chứng hưng cảm nhẹ
Hưng cảm nhẹ là giai đoạn đầu tiên của chứng hưng cảm. Những người trải qua chứng hưng cảm nhẹ thường có những thay đổi đáng kể về tâm trạng và có thể bị gián đoạn giấc ngủ, bắt đầu có những biểu hiện của tính bốc đồng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của hưng cảm nhẹ không nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động bình thường hàng ngày của mọi người. Đồng thời, loại hưng cảm này không gây ra các triệu chứng rối loạn tâm thần như ảo giác hoặc mất kết nối với thực tế.
Các rối loạn tâm thần liên quan
Hưng cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực không phải là dạng hưng cảm duy nhất. Ngoài rối loạn lưỡng cực, nhiều bệnh tâm thần khác cũng là nguyên nhân gây ra trạng thái hưng cảm. Mặt khác, hưng cảm do bệnh lý tiềm ẩn - đặc biệt là những bệnh ảnh hưởng đến tuyến giáp - và chứng hưng cảm do ma túy hoặc dược phẩm gây ra, cũng là những nguyên nhân được chẩn đoán phổ biến.
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HƯNG CẢM BẰNG CÁCH NÀO?
Chứng hưng cảm được điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý và sự hỗ trợ của những người xung quanh.
Dùng thuốc
Nếu bạn chỉ bị hưng cảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống loạn thần, chẳng hạn như ariprazole (Abilify®)
- Lurasidone (Latuda®)
- Olanzapine (Zyprexa®)
- Quetiapine (Seroquel®)
- Risperridone (Risperdal®).
Nếu bạn bị hưng cảm do tâm trạng bất ổn, bác sĩ có thể bổ sung thêm chất ổn định tâm thần. Một số ví dụ bao gồm lithium, valproate (Depakote®) và carbamazepine (Tegretol®). Bác sĩ cần biết chính xác tình trạng sức khỏe cơ thể (bệnh mãn tính, nguy cơ mang thai…) để kê đơn thuốc phù hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất.
Trong nhiều trường hợp, thuốc chống trầm cảm cũng được kê đối với những người bị rối loạn lưỡng cực.
Trị liệu bằng trò chuyện (tâm lý trị liệu)
Tâm lý trị liệu bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau. Trong quá trình trị liệu tâm lý, người bệnh sẽ nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần, giúp họ xác định và giải quyết các yếu tố gây ra chứng hưng cảm và/hoặc trầm cảm (với bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực I).
Liệu pháp hành vi nhận thức khá hữu ích khi giúp người bệnh thay đổi những nhận thức không chính xác về bản thân và thế giới xung quanh.
Trị liệu gia đình rất quan trọng khi các thành viên trong gia đình bạn hiểu và giúp đỡ người bệnh vượt qua các tình huống hưng cảm bộc phát.
Cơn hưng cảm luôn xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu bất thường về sự phấn khích, hưng phấn quá mức, hãy liên hệ đội ngũ bác sĩ tâm thần giàu kinh nghiệm của Phòng khám Yên Hòa.
ĐẶT LỊCH KHÁM Rối loạn hưng cảm với các chuyên gia tâm thần giỏi tại Phòng khám Yên Hòa để được tư vấn và điều trị cách tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/mania#Prevention