Dấu hiệu trẻ bị tăng động, phân biệt tăng động và hiếu động
Có những triệu chứng và dấu hiệu nào để cha mẹ có thể quan sát, nhận biết trẻ bị tăng động? Khi nào nghĩ trẻ hiếu động, khi nào nghĩ trẻ tăng động, cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa?
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Thị Anh Thoa - Bác sĩ điều trị khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương
Rối loạn tăng động giảm chú ý là rối loạn thường gặp ở trẻ (thường gặp ở 2 - 10% trẻ em lứa tuổi tiểu học), trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái. Vậy có những triệu chứng và dấu hiệu nào để cha mẹ có thể quan sát, nhận biết trẻ bị tăng động? Khi nào nghĩ trẻ hiếu động, khi nào nghĩ trẻ tăng động, cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa? Cùng Phòng khám giải đáp các băn khoăn trong nội dung dưới đây.
THẾ NÀO LÀ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý?
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD - viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một nhóm những triệu chứng về hành vi bao gồm những biểu hiện giảm tập trung chú ý, tăng hoạt động quá mức, xung động thiếu kiềm chế.
Rối loạn tăng động giảm chú ý thường khởi phát trước 7 tuổi, được chẩn đoán ở trẻ nhỏ và có xu hướng tiến triển kéo dài. Có trên 30% trẻ vẫn có các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở tuổi trưởng thành, có nhiều khó khăn trong học tập, dễ xung đột với người xung quanh. Do vậy, việc phát hiện, điều trị và can thiệp sớm rối loạn này là rất cần thiết.
TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU TRẺ BỊ TĂNG ĐỘNG
Các triệu chứng và dấu hiệu chính của rối loạn tăng động giảm chú ý bao gồm:
- Mất chú ý
- Tăng hoạt động
- Xung động thiếu kiềm chế (hấp tấp, bốc đồng)
Giảm chú ý
Giảm chú ý có xu hướng xuất hiện khi trẻ tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý, thời gian phản ứng nhanh, quan sát và nhận biết, lắng nghe một cách có hệ thống và liên tục.
Các dấu hiệu giảm tập trung chú ý có 9 dấu hiệu thường gặp:
- Không chú ý vào chi tiết hoặc mắc lỗi cẩu thả với công việc được giao.
- Khó khăn khi phải duy trì chú ý vào nhiệm vụ/hoạt động.
- Dường như không chú ý nghe khi hội thoại.
- Không tuân theo hướng dẫn và không hoàn thành nhiệm vụ/bài vở (không phải do chống đối hoặc không hiểu).
- Khó khăn trong tổ chức nhiệm vụ/hoạt động.
- Né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự nỗ lực trí tuệ.
- Mất những đồ dùng cần thiết trong công việc/học tập.
- Dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài.
- Thường hay quên trong các hoạt động hàng ngày.
Giảm chú ý có xu hướng xuất hiện khi trẻ tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý, thời gian phản ứng nhanh, quan sát và nhận biết - Ảnh: Canva
Tăng động
Tăng động gồm các hoạt động vận động quá mức. Trẻ em, đặc biệt là những trẻ bé, có thể gặp khó khăn khi ngồi yên, ví dụ như ở trường học hoặc những nơi cần phải ngồi yên.
Có 6 dấu hiệu tăng hoạt động:
- Cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo, ngồi không yên.
- Ra khỏi chỗ ngồi ở những nơi cần phải ngồi yên.
- Chạy hoặc leo trèo quá mức ở những nơi cần phải ngồi yên.
- Khó khăn khi chơi hoặc tham gia vào các hoạt động tĩnh.
- Hoạt động luôn chân luôn tay hoặc hành động như được “gắn động cơ”
- Nói quá nhiều.
Xung động thiếu kiềm chế
Xung động thiếu kiềm chế đề cập đến các hành động vội vàng có khả năng dẫn đến kết quả tiêu cực.
Có 3 dấu hiệu của xung động thiếu kiềm chế:
- Bột phát trả lời khi người khi người khác chưa hỏi xong.
- Khó khăn khi chờ đợi đến lượt mình.
- Ngắt quãng hoặc chen ngang vào công việc/cuộc hội thoại của người khác.
Hoạt động luôn chân luôn tay hoặc hành động như được “gắn động cơ” - Ảnh: Canva
Nếu trẻ có các triệu chứng và dấu hiệu được liệt kê trên, các dấu hiệu vừa xảy ra tại nhà, vừa xảy ra tại trường và kéo dài quá 6 tháng, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
PHÂN BIỆT TĂNG ĐỘNG VÀ HIẾU ĐỘNG? KHI NÀO NGHĨ TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Tăng động và hiếu động đều nói về sự hoạt động nhiều hơn bình thường của trẻ, tuy nhiên vẫn có sự khác nhau mà cha mẹ có thể lưu ý để biết con em của mình đang hoạt động nhiều hơn bình thường so với những đứa trẻ khác hay đang có những dấu hiệu của tăng động.
Tăng động | Hiếu động |
|
|
Nếu ở nhà trẻ hiếu động nhưng ở trường học hay các nơi khác trẻ ngồi yên thì không phải tăng động. Ngược lại nếu các dấu hiệu trên xảy ra mọi lúc mọi nơi (vừa ở nhà vừa ở trường,...) thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨNG TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TỚI TRẺ
Rối loạn tăng động giảm chú ý gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ:
- Học tập: Giảm chú ý và hấp tấp, bốc đồng ngăn cản sự phát triển khả năng học tập, suy nghĩ và lập luận, phát triển ở trường học. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc học tập thụ động đòi hỏi phải thực hiện liên tục và hoàn thành bài tập. Nhìn chung, khoảng 20 - 60% trẻ bị tăng động giảm chú ý giảm khả năng học tập.
- Trẻ có thể có một số tiền sử về hành vi như khả năng chịu đựng kém, thường hay phản đối, giận dữ, hung hăng.
- Kém về kỹ năng xã hội và các mối quan hệ bạn bè.
- Rối loạn giấc ngủ, lo lắng, khó chịu, trầm cảm hay thay đổi tâm trạng.
Tăng động giảm chú ý ở trẻ là nỗi lo của nhiều phụ huynh. Trên thực tế, những trẻ tăng động giảm chú ý được điều trị sớm có tiên lượng tốt hơn. Nếu được phát hiện, điều trị sớm giúp giảm thiểu triệu chứng, cải thiện chức năng, giúp trẻ cải thiện được các hành vi, giảm được rắc rối trong các mối quan hệ xã hội hay học tập ở trường.
Cha mẹ cần đưa trẻ có những dấu hiệu tăng động giảm chú ý đến khám và điều trị sớm tại chuyên khoa Tâm thần Nhi. Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa đã và đang đồng hành cùng các gia đình có trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Trực tiếp thăm khám và điều trị là các bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần, công tác tại các bệnh viện tuyến trung ương:
- TS.BSCKII Trần Nguyễn Ngọc
- Bác sĩ Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
- Giảng viên Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội
- ThS.BSNT Nguyễn Minh Quyết
- Bác sĩ khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương
- Giảng viên Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội
- ThS.BSNT Nguyễn Thị Anh Thoa
- Bác sĩ điều trị khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương
- Thủ khoa đầu ra Bác sĩ nội trú Tâm thần, Đại học Y Hà Nội
Liên hệ hotline: 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được tư vấn và đặt lịch khám rối loạn tăng động giảm chú ý với chuyên gia hàng đầu về Sức khỏe Tâm thần tại Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa.
- Địa chỉ: Số 11 i4, ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu Đô Thị Mới Yên Hoà, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật: 8h00 - 19h30
Nguồn tham khảo: