Bệnh hoang tưởng có chữa được không? Chữa bệnh hoang tưởng ở đâu Hà Nội?
Với câu hỏi bệnh hoang tưởng có chữa được không, chữa bằng cách nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, các bệnh lý liên quan và người mắc hoang tưởng có sẵn sàng chấp nhận và cam kết điều trị hay không,...
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Minh Quyết - Bác sĩ khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương
Tình trạng bệnh hoang tưởng kéo dài, rối loạn hoang tưởng nghiêm trọng có thể khiến người bệnh bị rối loạn hành vi, trong cơn hoang tưởng, ảo giác có thể gây tổn hại, tấn công người xung quanh, gây án cũng như có những hành động có hại cho chính mình,...
Vậy bệnh hoang tưởng có chữa được không? Và điều trị bệnh hoang tưởng như thế nào? Bài viết dưới đây Phòng khám sẽ giải đáp hai câu hỏi trên, đồng thời gợi ý cho bạn đọc địa chỉ khám chữa bệnh hoang tưởng tại Hà Nội.
Bệnh hoang tưởng có chữa được không? Điều trị bệnh hoang tưởng như thế nào? - Ảnh: Canva
MỘT SỐ DẤU HIỆU CẤN THĂM KHÁM HOANG TƯỞNG
Dấu hiệu đặc trưng nhất ở người bệnh rối loạn hoang tưởng là sự mất lòng tin và nghi ngờ với người khác, luôn cảnh giác, tin rằng những người khác đang liên tục cố gắng hạ thấp, làm hại hoặc đe dọa họ.
Nếu quan sát thấy người bệnh có các dấu hiệu dưới đây và các dấu hiệu này đã kéo dài trong một thời gian thì cần thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh gặp phải:
- Nghi ngờ sự cam kết, lòng trung thành hoặc sự đáng tin cậy của người khác, tin rằng người khác đang lợi dụng hoặc lừa dối mình.
- Không muốn tâm sự với người khác hoặc tiết lộ thông tin cá nhân vì sợ thông tin đó sẽ được sử dụng để chống lại mình.
- Không tha thứ và giữ mối hận thù.
- Tỏ ra thù địch, bướng bỉnh và thích tranh cãi.
- Quá nhạy cảm và khó khăn khi tiếp nhận những lời chỉ trích.
- Đọc, thấy được ẩn ý trong những lời nhận xét hoặc cái nhìn bình thường của người khác.
- Luôn nghi ngờ mà không có lý do chính đáng rằng vợ/chồng hoặc bạn tình của mình đang không chung thủy.
- Lạnh lùng và xa cách trong mối quan hệ với người khác và có thể trở nên kiểm soát, ghen tuông để tránh bị phản bội.
- Gặp khó khăn trong việc thư giãn.
Người bệnh hoang tưởng với những suy nghĩ lệch lạc, méo mó ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và mối quan hệ gia đình, người thân, bạn bè,... Nếu tình trạng nặng thêm theo thời gian, người bệnh có thể gặp phải nhiều rối loạn tâm thần khác.
BỆNH HOANG TƯỞNG CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
Hoang tưởng là một chứng rối loạn mãn tính, có nghĩa là nó có xu hướng kéo dài suốt cuộc đời của một người. Với câu hỏi bệnh hoang tưởng có chữa khỏi được không sẽ tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, các bệnh lý liên quan, người mắc hoang tưởng có sẵn sàng chấp nhận và cam kết điều trị hay không,...
Tổng quan chung, việc điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng cũng như ảnh hưởng của triệu chứng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Người bệnh sẽ học được những cách để đối phó hiệu quả hơn với những suy nghĩ và tình huống kích hoạt.
Như Phòng khám có chia sẻ ở trên, việc điều trị rối loạn hoang tưởng có thuận lợi hay không tùy thuộc vào tình trạng bệnh có liên quan đến các bệnh lý Sức khỏe Tâm thần khác hay không. Bởi có khoảng 75% số người mắc rối loạn hoang tưởng đồng mắc chứng rối loạn nhân cách khác. Các rối loạn nhân cách phổ biến nhất xảy ra cùng với rối loạn hoang tưởng bao gồm: rối loạn nhân cách né tránh, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn nhân cách chống đối xã hội,... Khi đó việc điều trị cũng phức tạp hơn.
Việc điều trị rối loạn hoang tưởng sẽ giúp giảm triệu chứng cũng như ảnh hưởng của triệu chứng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh - Ảnh: Canva
CÁCH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HOANG TƯỞNG
- Tâm lý trị liệu
- Điều trị bằng thuốc
Tâm lý trị liệu trong điều trị bệnh hoang tưởng
Rối loạn hoang tưởng thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Thực hiện việc điều trị liên tục có thể giúp người bệnh rối loạn hoang tưởng kiểm soát các triệu chứng và hoạt động hiệu quả hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, với người bệnh rối loạn hoang tưởng có đặc điểm chung là sự hoang tưởng và nghi ngờ, tình trạng này khiến người bệnh thường không tìm kiếm sự giúp đỡ, không tin tưởng vào bác sĩ, chuyên gia trị liệu. Điều này có thể gây khó khăn cho các chuyên gia trong việc thiết lập mối quan hệ trị liệu với bệnh nhân.
Phương pháp tâm lý trị liệu điều trị rối loạn hoang tưởng thường tập trung vào việc giúp mọi người xây dựng sự đồng cảm, tin tưởng, giao tiếp, lòng tự trọng, các mối quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp và khả năng đối phó chung.
Dùng thuốc điều trị bệnh hoang tưởng
Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần, có thể được kê đơn nếu các triệu chứng của người bệnh nghiêm trọng hoặc nếu người bệnh cũng mắc phải một vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan, chẳng hạn như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.
Lưu ý là mỗi trường hợp bệnh rối loạn hoang tưởng đòi hỏi phương pháp điều trị khác nhau và quyết định cuối cùng về phương pháp nào phù hợp nhất sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi đánh giá kỹ lưỡng tình trạng của bệnh nhân và trao đổi với người nhà, người bệnh. Do vậy, việc tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần giỏi, uy tín là rất quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn hoang tưởng.
CHỮA BỆNH HOANG TƯỞNG Ở ĐÂU HÀ NỘI?
Người bệnh hoang tưởng thường ít khi nhận ra và thừa nhận mình bị bệnh nên họ không chịu đi khám. Người nhà do vậy nên quan sát và đưa người bệnh hoang tưởng đến các phòng khám Sức khẻo Tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phát hiện được hoang tưởng ở giai đoạn sớm sẽ giúp cho điều trị hiệu quả hơn.
Là phòng khám chuyên khoa Tâm thần, Phòng khám Yên Hòa tự hào với đội ngũ bác sĩ Sức khỏe Tâm thần chuyên môn cao, công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,... Đây là cơ sở để người bệnh có thể tin tưởng, yên tâm khám và điều trị các bệnh lý chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần.
Người nhà có thể yên tâm đặt hẹn khám rối loạn hoang tưởng cho người thân tại Phòng khám Yên Hòa
Người nhà có thể yên tâm đặt hẹn khám rối loạn hoang tưởng cho người thân với các bác sĩ sau:
- PGS.TS Trần Hữu Bình: Được biết đến là chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Sức khỏe Tâm thần trên cả nước. Nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội.
- TS.BSCKII Trần Nguyễn Ngọc: Bác sĩ Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội
- ThS.BSCKII Nguyễn Hoàng Yến: Phó Trưởng khoa Khám tự nguyện M2 - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Giảng viên Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội
- ThS.BSCKII Trần Thị Thu Hà: Phó Trưởng khoa tâm lý lâm sàng M9 - Viện Sức khỏe tâm thần Bạch Mai, Giảng viên Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội
Người bệnh hoang tưởng sẽ được bác sĩ thăm khám qua một số bước sau đây:
- Thăm khám lâm sàng, hỏi bệnh: Bác sĩ đặt những câu hỏi để khai thác, làm sáng tỏ thông tin về triệu chứng người bệnh gặp phải, tiền sử bệnh, các mối quan hệ, công việc trước đây, thử nghiệm thực tế, kiểm soát xung động,...
- Thực hiện trắc nghiệm tâm lý (nếu có):
- Trắc nghiệm tâm lý đánh giá triệu chứng dương tính và âm tính PANSS
- Trắc nghiệm nhân cách: EPI, MMPI, trắc nghiệm tâm lý khác như BDI, Zung, HDRS, HARS, HAD, MMSE,…
- Chỉ định các cận lâm sàng: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang,...
Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao công với việc đầu tư thiết bị tại chỗ, Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa đã và đang đồng hành cùng nhiều gia đình, người bệnh điều trị bệnh hoang tưởng,... Người bệnh nên ưu tiên đặt lịch khám trước qua website phòng khám hoặc liên hệ hotline: 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được tư vấn, đặt lịch khám.
Nguồn tham khảo: