Rối loạn lo âu có chữa được không? Tổng hợp phương pháp điều trị

06/07/2024 01:15

Phòng khám giải đáp câu hỏi rối loạn lo âu có chữa được không trong nội dung dưới đây để người bệnh hoặc người thân đang đồng hành cùng bệnh nhân có thông tin tham khảo và tìm cách điều trị hiệu quả.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Trịnh Trọng Tuấn - Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E
Câu hỏi rối loạn lo âu có chữa được không nhận được sự quan tâm lớn từ bạn đọc. Trong chuỗi bài viết về bệnh lý sức khỏe tâm thần này, phòng khám đưa ra giải đáp để người bệnh hay người thân đang đồng hành cùng bệnh nhân có thông tin tham khảo và tìm cách điều trị hiệu quả, tin tưởng vào việc điều trị mang lại kết quả tích cực hay không? 
Trước khi đi vào nội dung chi tiết, bài viết sẽ đưa đến cho bạn đọc thông tin giải đáp các câu hỏi dưới đây: 

  • Khi nào cần đi khám rối loạn âu?
  • Rối loạn lo âu có chữa được không?
  • Phương pháp điều trị rối loạn lo âu?
  • Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu sẽ có hiệu quả?

KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM RỐI LOẠN LO ÂU? 
Lo lắng là một phản ứng bình thường, tự nhiên của cơ thể. Có thể lấy ví dụ như trước những sự kiện quan trọng hoặc không thể biết trước kết quả, chúng ta thường cảm thấy lo lắng đi kèm tim đập nhanh hay đổ mồ hôi,... Tình trạng này hoàn toàn bình thường vì nó là một phản ứng của não bộ trước áp lực và nguy hiểm.
Nhưng nếu bạn đang lo lắng thái quá trước những sự kiện không đáng để lo lắng hoặc thường xuyên cảm thấy lo lắng mà không rõ lý do thì hãy lưu ý những dấu hiệu này. Những cơn lo lắng có thể đang trở thành chứng rối loạn lo âu mà bạn không thể nào kiểm soát được. 
Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần nếu bạn bị lo lắng quá mức trên một tháng và nó gây cản trở đáng kể cho cuộc sống hàng ngày với các triệu chứng: 

  • Căng thẳng tâm thần: lo lắng, cảm giác căng thẳng, sợ hãi, kém tập trung
  • Căng thẳng về cơ thể: bồn chồn, đau đầu, run, không thể thư giãn được
  • Kích động cơ thể: chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh hay đánh trống ngực, khô miệng, đau dạ dày

RỐI LOẠN LO​​​​​​​ ÂU CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Rối loạn lo âu cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần khác có thể chữa trị dứt điểm. Mấu chốt phải đảm bảo 2 yếu tố: phát hiện bệnh kịp thời và đánh giá đúng tình trạng, có phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. 
Ngược lại, nếu không được điều trị đúng cách, rối loạn lo âu có xu hướng trở thành mạn tính hoặc tái phát nhiều lần. Hơn nữa, rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập và tham gia các hoạt động của cá nhân. 
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU 
Sau giải đáp về rối loạn lo âu có chữa được không, chắc hẳn người nhà, người bệnh cũng quan tâm đến câu hỏi điều trị bằng cách nào. Tùy theo tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó có một số liệu pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả với rối loạn lo âu:

  • Liệu pháp tâm lý
  • Sử dụng thuốc
  • Tự điều trị - Thay đổi lối sống, áp dụng các bài tập kiểm soát rối loạn lo âu

Liệu pháp tâm lý
Nhiều liệu pháp tâm lý đã được chứng minh có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn lo âu. Nhà trị liệu sẽ thảo luận với bạn để chọn liệu pháp phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc
Người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà cần thăm khám, được kê toa bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Thuốc giúp cải thiện tình trạng lo âu quá mức, kiếm soát triệu chứng quà phòng ngừa tái phát: 

  • Thuốc chống lo âu (diazepam) có thể dùng không quá 2 tuần. việc sử dụng kéo dài có thể gây lệ thuộc thuốc và các triệu chứng dễ tái phát trở lại khi ngừng thuốc.
  • Thuốc chẹn β giao cảm có thể giúp điều trị triệu chứng.
  • Các thuốc chống trầm cảm có thể được dùng. Các thuốc này không gây nghiện hay tái phát triệu chứng.

Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả


Tự điều trị - thay đổi lối sống
Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa thay đổi lối sống và sức khỏe tâm thần, các yếu tố như bỏ hút thuốc, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và duy trì các mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tâm thần của những người tham gia, bao gồm cả mức độ căng thẳng của họ.
Một số phương pháp, bài tập chữa rối loạn lo âu, kiểm soát căng thẳng tại nhà mà bạn có thể áp dụng để đối phó với sự lo lắng bao gồm:

  • Quản lý các tác nhân có thể dẫn đến căng thẳng, chẳng hạn như theo dõi áp lực và thời hạn công việc, sắp xếp các nhiệm vụ khó khăn trong danh sách việc cần làm và dành thời gian nghỉ ngơi thường xuyên. 
  • Sử dụng các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như bài tập hít thở sâu, tắm lâu, thiền chánh niệm, yoga và nghỉ ngơi trong bóng tối. 
  • Học cách thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực: Chuyên gia tâm lý có thể giúp lập danh sách những suy nghĩ tiêu cực, sau đó viết ra một danh sách những suy nghĩ được xem là tích cực, đáng tin cậy rồi hướng dẫn người bệnh tìm cách thay thế chúng lẫn nhau.
  • Duy trì mạng lưới hỗ trợ bằng cách nói chuyện với các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc nhóm hỗ trợ và tránh dồn nén cảm giác lo lắng, vì điều này có thể làm trầm trọng thêm chứng rối loạn lo âu
  • Tập thể dục thường xuyên, có thể cải thiện hình ảnh bản thân và kích hoạt giải phóng các chất hóa học trong não,  kích thích cảm xúc tích cực.
  • Ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm, điều này có thể khiến một người ít có khả năng bị suy nhược tinh thần hơn 2,5 lần. 
  • Giảm hoặc hạn chế tiêu thụ rượu và các loại thuốc giải trí khác, bao gồm nicotin, caffein và cần sa. Nicotine, caffein và các loại thuốc kích thích (chẳng hạn như những loại có chứa caffein) kích hoạt tuyến thượng thận tiết ra adrenaline, một trong những hóa chất chính gây căng thẳng. 
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng bao gồm các chất dinh dưỡng như axit béo omega-3, kẽm, magiê và vitamin B. Khoáng chất magie giúp các mô cơ thư giãn, và sự thiếu hụt magie có thể góp phần gây lo lắng, trầm cảm và mất ngủ. Hấp thụ không đủ vitamin B và canxi cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo âu. Hãy đảm bảo bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh và các sản phẩm từ sữa ít chất béo.

KHÁM RỐI LOẠN LO ÂU Ở ĐÂU UY TÍN HÀ NỘI?
Để chuẩn đoán rối loạn lo âu đòi hỏi một quá trình thăm khám, kiểm tra sức khỏe tâm thần và thực hiện bài test câu hỏi tâm lý hoặc làm các xét nghiệm được chỉ định để loại trừ các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể góp phần gây ra các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
Tại Hà Nội, người nhà, người bệnh có thể tham khảo khám, điều trị rối loạn lo âu tại Phòng khám Chuyên khoa Sức khỏe Tầm thần Yên Hòa. Phòng khám có lợi thế về đội ngũ bác sĩ sức khỏe tâm thần giỏi, công tác tại bệnh viện đầu ngành, có học hàm học vị cao: như PGS.TS.BS Trần Hữu Bình, TS.BSCKII Trần Nguyễn Ngọc, ThS.BS Nguyễn Minh Quyết,...
Không chỉ yên tâm về chuyên môn, người bệnh thăm khám trải nghiệm dịch vụ khám nhanh chóng trong không gian thoải mái, riêng tư, ân cần của các bác sĩ và nhân viên y tế. Đây là yếu tố quan trọng để người bệnh có thể dễ dàng vượt qua những rào cản tâm lý, từ đó bác sĩ và bệnh nhân sẽ có sự hợp tác dễ dàng hơn, giúp quá trình khám chữa bệnh thuận lợi, hiệu quả hơn. 


Không gian thăm khám tại Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa


THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU CÓ LÂU KHÔNG?
Phòng khám hoàn toàn thấu hiểu được những mong ngóng của người nhà, người thân về biết được thời gian để bệnh có thể cải thiện và điều trị dứt điểm rối loạn lo âu. Câu trả lời là cũng như các bệnh lý sức khỏe tâm thần khác, thời gian điều trị sẽ tùy vào tình trạng từng người bệnh, như khả năng đáp ứng thuốc, lối sống. 
Tổng quan chung, thời gian duy trì điều trị sẽ khá lâu, mất từ 3 - 6 tháng, để đảm bảo các triệu chứng có thể công hoàn toàn hết hẳn.
Trong trường hợp không thấy sự thuyên giảm sau thời gian, nên thăm khám lại để bác sĩ sẽ cân nhắc đổi thuốc hoặc phối hợp thêm một số nhóm thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.
Như vậy, có thể thấy, điều quan trọng trong cách chữa rối loạn lo âu vẫn là sự kiên trì, cố gắng của người bệnh và người thân trong gia đình để có thể đạt kết quả tốt nhất và rối loạn lo âu là hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm
Nguồn tham khảo:

  • http://bomontamthan.hmu.edu.vn/roi-loan-lo-au
  • https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/anxiety-treatment-options

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Rối loạn lo âu bệnh tật: đừng quá bi quan với triệu chứng cơ thể
Rối loạn lo âu bệnh tật: đừng quá bi quan với triệu chứng cơ thể
06/07/2024 01:15
Việc mọi người thỉnh thoảng lo lắng về sức khỏe của mình là điều bình thường. Nhưng những người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật thường rất lo lắng liệu họ có đang mắc phải một căn bệnh rất nặng, hoặc bệnh nan y.
Overthinking - suy nghĩ quá mức: hiểu về tác động và cách đối phó
Overthinking - suy nghĩ quá mức: hiểu về tác động và cách đối phó
06/07/2024 01:15
Trong cuộc sống hiện đại, Overthinking hay suy nghĩ quá mức đã trở thành một vấn đề phổ biến. Overthinking làm tinh thần kiệt quệ, nguy cơ mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần: trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống,...
Rối loạn lo âu hậu COVID-19
Rối loạn lo âu hậu COVID-19
06/07/2024 01:15
Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của dân số trên toàn thế giới, trong đó không ít người mắc rối loạn lo âu hậu COVID-19.
Tìm hiểu các dạng rối loạn lo âu phổ biến và rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Tìm hiểu các dạng rối loạn lo âu phổ biến và rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
06/07/2024 01:15
Hiểu được các dạng rối loạn lo âu khác nhau có thể giúp người bệnh, người nhà nhận ra các triệu chứng cần lưu ý và kịp thời thăm khám, điều trị.
Suy nghĩ lo lắng quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Suy nghĩ lo lắng quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
06/07/2024 01:15
Lo lắng, suy nghĩ quá nhiều không chỉ tác động tiêu cực đến tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Hiểu được tác hại của lo âu kéo dài sẽ giúp mỗi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.