Bệnh Tic ở trẻ: hiểu, nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

05/07/2024 18:18

Nhiều cha mẹ khi nghe bác sĩ chẩn đoán con bị rối loạn Tic thường khá hoang mang bởi chưa từng nghe đến bệnh lý này trước đây. Vậy hội chứng Tic là gì? Tại sao con trẻ lại mắc hội chứng Tic? Bệnh Tic có chữa được không và điều trị như thế nào?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Minh Quyết - Bác sĩ khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Nhiều cha mẹ khi nghe bác sĩ chẩn đoán con bị rối loạn Tic thường khá hoang mang bởi chưa từng nghe đến bệnh lý này trước đây. Vậy hội chứng Tic là gì? Tại sao trẻ lại mắc hội chứng Tic? Bệnh Tic có chữa được không và điều trị như thế nào?... Hiểu được những băn khoăn này của cha mẹ từ thực tế thăm khám, Phòng khám chia sẻ một số thông tin cần biết về rối loạn Tic ở trẻ thông qua các câu hỏi thường gặp.

roi-loan-tic-o-tre.jpg

Vậy hội chứng Tic là gì? Tại sao trẻ lại mắc hội chứng Tic? - Ảnh: Canva

RỐI LOẠN TIC LÀ GÌ? NHẬN BIẾT TRẺ CÓ RỐI LOẠN TIC RA SAO?

“Rối loạn Tic được định nghĩa là các cử động cơ nhanh, đột ngột, lặp lại không có nhịp điệu bao gồm cả âm thanh hoặc giọng nói” (MSD Manuals). Hay nói cách khác, Tic đề cập đến người bệnh có các vận động hoặc phát âm xuất hiện một cách bất thường, lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Những người mắc rối loạn Tic không thể ngăn cơ thể làm những hành động này. 

Rối loạn Tic thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi, có đến khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này. Trên thực tế, rối loạn Tic ở trẻ em khá phổ biến. 

Như đã chia sẻ trên, rối loạn Tic liên quan đến các biểu hiện về vận động và âm thanh, do vậy cha ẹm có thể quan sát các dấu hiệu sau để kịp thời cho trẻ thăm khám, chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác: 

KiểuVận độngÂm thanh
Tic đơn giản
  • Nháy mắt
  • Nhăn mặt
  • Giật mạnh đầu
  • Nhún vai
  • Lầm bầm hoặc sủa
  • Khịt mũi
  • Hắng giọng (e hèm)
Tic phức tạp
  • Sự kết hợp của các rối loạn Tic đơn giản (ví dụ, giật đầu, cổ, nhún vai,...)
  • Nhại lại động tác của người khác
  • Hành động tục tĩu: Sử dụng cử chỉ khiêu dâm hoặc khiêu dâm
  • Nói tục: sử dụng các từ, những lời tục tĩu không phù hợp về mặt xã hội 
  • Nhại lời: Lặp lại âm thanh của người khác

Lưu ý, trẻ có thể có các dấu hiệu về âm thanh hoặc giọng nói. Bên cạnh đó, nếu trẻ có cả Tic vận động và âm thanh kéo dài trên 1 năm được chẩn đoán hội chứng Tourette.

Những thông tin trong bảng trên mang tính chất tham khảo, cung cấp thông tin và không nên được sử dụng để tự chẩn đoán. Nếu lo lắng về bất kỳ triệu chứng nào con đang gặp phải, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ Sức khỏe tâm thần để chẩn đoán và điều trị rối loạn Tic (nếu có).

HỘI CHỨNG TIC CÓ PHẢI ĐỘNG KINH KHÔNG?

Về cơ bản, hội chứng TIC khác với bệnh động kinh, động kinh thường mất ý thức và có các cơn co giật mạnh, ngược lại ở trẻ hội chứng TIC trẻ vẫn nhận thức bình thường.

NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TRẺ MẮC RỐI LOẠN TIC?

Nguyên nhân chính xác của hội chứng Tic vẫn chưa được biết. Có thể do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Tiếp nữa, những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm Dopamine và Serotonin có thể đóng một vai trò nhất định. Đây là 2 loại chất dẫn truyền thần kinh được biết đến có khả năng giúp thúc đẩy cảm xúc tích cực, hạnh phúc và niềm vui.

Bên cạnh nguyên nhân trên, hiện nay việc trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử để chơi game, xem phim có thể làm tăng nguy cơ, khiến trẻ dễ mắc rối loạn Tic. Thực tế, cha mẹ có thể đọc được rất nhiều thông tin trên báo chí về chủ đề này. 

nguyen-nhan-roi-loan-tic-o-tre.jpg

Trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử để chơi game, xem phim có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn Tic - Ảnh: Canva

RỐI LOẠN TIC CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Trẻ có triệu chứng Tic nhẹ đến trung bình thường không ảnh hưởng chức năng thường ngày. Tuy nhiên, rối loạn Tic cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của trẻ và hình ảnh bản thân, dẫn đến việc bị cô lập, mâu thuẫn trong các mối quan hệ hoặc thậm chí bị bắt nạt.

Hơn nữa, hầu hết trẻ em mắc TIC cũng được chẩn đoán mắc thêm ít nhất một tình trạng rối loạn tầm thần khác gây thêm căng thẳng và khó khăn trong việc quản lý, điều trị. Các tình trạng khác mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:

Nếu rối loạn Tic, đặc biệt là Tourette, phối hợp với ADHD hay ám ảnh cưỡng bức, các hoạt động xã hội, học tập hay nghề nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều. 

CÓ CÁCH NÀO ĐỂ Đ IỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC? 

Việc điều trị Tic sẽ được chỉ định khi rối loạn Tic ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động của trẻ hoặc hình ảnh của bản thân. Điều trị nhằm mục đích kiểm soát các cơn giật ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Khi máy giật không nghiêm trọng, việc điều trị có thể không cần thiết.

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc giúp kiểm soát cơn giật hoặc giảm các triệu chứng của các tình trạng liên quan bao gồm:

  • Thuốc ngăn chặn hoặc làm giảm dopamine
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống động kinh

Trị liệu

  • Trị liệu hành vi: Các biện pháp can thiệp hành vi nhận thức cho bệnh nhân rối loạn TIC bao gồm đào tạo đảo ngược thói quen, có thể giúp theo dõi Tic, xác định những thôi thúc báo trước và học cách tự nguyện di chuyển theo cách không tương thích với Tic.
  • Tâm lý trị liệu: Ngoài việc giúp người bệnh đối phó với hội chứng TIC, liệu pháp tâm lý có thể giúp giải quyết các vấn đề đi kèm, chẳng hạn như rối loạn tăng động giảm chú ý, trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
  • Kích thích não sâu: Đối với những cơn giật cơ nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, kích thích não sâu có thể hữu ích. Kích thích não sâu liên quan đến việc cấy điện cực vào não để kích thích điện đến các vùng mục tiêu kiểm soát chuyển động. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu ban đầu và cần nghiên cứu thêm để xác định xem đây có phải là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho người mắc hội chứng Tic hay không.

CHUẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TIC NHƯ THẾ NÀO?

Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán TIC. Trẻ sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá TIC và chẩn đoán phân biệt.

  • Điện não đồ: điện não đồ không phải là xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân rối loạn Tic, hội chứng Tourette ghi nhận có bất thường trên kết quả điện não đồ.
  • Xét nghiệm ASLO: Xét nghiệm ASLO được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp, thấp khớp, thấp tim, nhiễm trùng liên cầu,....Trong trường hợp cần phân biệt với múa vờn do thấp tim có thể làm thêm xét nghiệm ASLO.
  • Trắc nghiệm tâm lý: làm trắc nghiệm về trí tuệ (Raven), hành vi cảm xúc (CBCL, DBC, Vanderbilt, Zung, Beck) để tìm hiểu thêm về các hoạt động tâm lý của người bệnh nhằm tư vấn điều trị phù hợp.
  • Có thể sử dụng thang đo rối loạn TIC của Leckman để theo dõi tiến triển và kết quả điều trị TIC.

CHỮA RỐI LOẠN TIC BAO LÂU THÌ ĐỠ? 

Hiện nay, quá trình điều trị rối loạn TIC thường kéo dài, các bác sĩ thường can thiệp xoay quanh việc sử dụng thuốc kết hợp các liệu pháp tâm lý - hành vi. Trong quá trình này cần sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh để có những trao đổi, điều chỉnh kịp thời phác đồ điều trị. 

Nhìn chung, để điều trị cho trẻ mắc hội chứng TIC cần mất từ 3 - 6 tháng, trẻ được dùng thuốc nhẹ và điều chỉnh hành vi như hạn chế sử dụng thiết bị điện tử. Tuy nhiên tùy tình trạng bệnh của trẻ, mốc thời gian không cổ định, có thể kéo dài hơn. 

CHỮA BỆNH TIC Ở ĐÂU HÀ NỘI?

Rối loạn TIC là một rối loạn tâm - thần kinh. Cha mẹ nên cho trẻ thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần. Hơn nữa, hội chứng TIC thường gặp ở trẻ vì vậy thăm khám tại cơ sở có bác sĩ chuyên sâu về các vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em là điều cha mẹ nên cân nhắc. 

Tại Hà Nội, cha mẹ có thể tham khảo 1 số thông tin khám rối loạn Tic cho trẻ tại Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa và cho trẻ thăm khám:

  • Cha mẹ yên tâm khi thăm khám cho trẻ là đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương:
    • TS.BS.CKII Trần Nguyễn Ngọc - Trưởng Khoa Điều trị rối loạn cảm xúc, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Giảng viên Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội 
    • ThS.BS Nội trú Nguyễn Minh Quyết - Bác sĩ khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương. Giảng viên Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội
    • ThS.BS Nguyễn Thị Anh Thoa -  Bác sĩ khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương. Thủ khoa đầu ra Bác sĩ nội trú Tâm thần, Đại học Y Hà Nội
  • Có các thiết bị tại chỗ hỗ trợ việc thăm khám
  • Chi phí khám và điều trị hợp lý, chi phí khám từ 150.000đ - 250.000đ (tùy bác sĩ)
  • Chất lượng dịch vụ tốt, phòng khám tư không đông đúc, đảm bảo tính riêng tư
  • Đặt lịch nhanh chóng, triển khai tiếp đón, thăm khám khoa học.

Việc nuôi dạy con cái là là một thách thức đối với bậc cha mẹ và việc nuôi dạy một đứa trẻ mắc bệnh mãn tính như rối loạn TIC có thể gây thêm căng thẳng, gây thêm thách thức cho phụ huynh. Mong muốn đồng hành cùng cha mẹ, với chuyên môn của các bác sĩ tại phòng khám sẽ hỗ trợ để mang lại kết quả tốt nhất cho trẻ. 
 

Nguồn tham khảo:

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu Hiệu Rối Loạn Lo Âu - Khi Ngay Cả Những Điều Bình Thường Cũng Trở Thành Nỗi Sợ
Dấu Hiệu Rối Loạn Lo Âu - Khi Ngay Cả Những Điều Bình Thường Cũng Trở Thành Nỗi Sợ
05/07/2024 18:18
Tại Việt Nam, 15-20% dân số có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần ít nhất một lần trong đời, trong đó rối loạn lo âu chiếm hơn 10% - một tỷ lệ không thể xem nhẹ theo các nghiên cứu y khoa gần đây. Những biểu hiện như lo âu bồn chồn, lo âu căng thẳng tim đập nhanh, hay lo âu mất ngủ không đơn thuần là phản ứng tạm thời với áp lực cuộc sống. Chúng là dấu hiệu của một rối loạn tâm thần tiềm ẩn, có khả năng tiến triển nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Lo Âu Là Gì? Hiểu Đúng Về Rối Loạn Lo Âu Và Cách Kiểm Soát
Lo Âu Là Gì? Hiểu Đúng Về Rối Loạn Lo Âu Và Cách Kiểm Soát
05/07/2024 18:18
Áp lực từ công việc, cuộc sống và học tập khiến nhiều người trẻ rơi vào trạng thái lo lắng thái quá về tương lai hoặc ám ảnh với những sai lầm trong quá khứ. Họ lo sợ thất bại trong dự án sắp tới, ám ảnh bởi một câu nói vô tình của đồng nghiệp, hoặc trằn trọc cả đêm vì lo âu khó ngủ, bị mắc kẹt trong vòng xoáy của những suy nghĩ “nếu như”. Đáng báo động là từ những lo lắng vô lý dần dần tích tụ thành rối loạn lo âu - một trong những chứng bệnh rối loạn tâm lý rất phổ biến hiện nay.
Cách Vượt Qua Trầm Cảm - Hành Trình Tìm Lại Chính Mình
Cách Vượt Qua Trầm Cảm - Hành Trình Tìm Lại Chính Mình
05/07/2024 18:18
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến hơn 280 triệu người trên toàn cầu, trong đó có 1/5 là người trẻ dưới 25 tuổi (WHO 2023). Tại Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm đang gia tăng, với hơn 3% dân số (khoảng 3 triệu người) đối mặt với căn bệnh này, theo Bộ Y tế (2022).
Dấu Hiệu Trầm Cảm: Nhận Biết Sớm, Điều Trị Kịp Thời
Dấu Hiệu Trầm Cảm: Nhận Biết Sớm, Điều Trị Kịp Thời
05/07/2024 18:18
Trầm cảm – Căn bệnh lặng lẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người, bạn có là một trong số đó? Trầm cảm không chừa một ai – 10-15% dân số sẽ đối mặt với nó vào một thời điểm trong đời, theo các nghiên cứu gần đây. Đây là một căn bệnh phổ biến, tỷ lệ người dưới 20 tuổi mắc trầm cảm đang tăng nhanh, đặc biệt ở các nước phát triển, do lạm dụng rượu và chất kích thích. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới, nhất là những người vừa sinh con, độc thân, ly dị, hoặc thiếu kết nối xã hội.
Trầm Cảm: Nhận Biết Sớm, Điều Trị Kịp Thời
Trầm Cảm: Nhận Biết Sớm, Điều Trị Kịp Thời
05/07/2024 18:18
Trầm cảm không chỉ là trạng thái buồn bã thông thường mà là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc, hành vi, và sức khỏe tổng thể của bạn. Đây là tình trạng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, và có thể gặp phải những vấn đề như mất ngủ do trầm cảm, gây ra sự suy giảm chất lượng giấc ngủ kéo dài. Những triệu chứng này có thể đi kèm với cảm giác lo lắng quá mức, được gọi là trầm cảm lo âu, một dạng rối loạn tâm lý phổ biến nhưng thường bị bỏ qua. 
Mất Ngủ Thường Xuyên - Cảnh Báo Nguy Hiểm Cho Cơ Thể Của Bạn
Mất Ngủ Thường Xuyên - Cảnh Báo Nguy Hiểm Cho Cơ Thể Của Bạn
05/07/2024 18:18
“Đêm trắng bủa vây”: Thực trạng đáng lo ngại tại Việt Nam. Hàng đêm, người đi làm vật lộn với những dòng suy nghĩ về công việc, áp lực deadline đè nặng tâm trí, trong khi phụ nữ sau sinh thức trắng chăm con, lắng nghe tiếng khóc non nớt giữa bóng tối – đó là hiện thực khắc nghiệt của mất ngủ thường xuyên đang bao trùm các gia đình tại Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị như Hà Nội và TP.HCM.
Rối Loạn Giấc Ngủ Ở Trẻ Em - Đừng Để Con Một Mình Chịu Đựng!
Rối Loạn Giấc Ngủ Ở Trẻ Em - Đừng Để Con Một Mình Chịu Đựng!
05/07/2024 18:18
Mỗi đêm, khi con bạn trằn trọc, khóc thét giữa cơn ác mộng, hoặc tỉnh giấc với ánh mắt mệt mỏi, trái tim bạn như bị bóp nghẹt. Những khoảnh khắc ấy không chỉ là nỗi đau của con – nó là lời kêu cứu thầm lặng mà bạn không thể bỏ qua.
Cách Chữa Bệnh Mất Ngủ - Giải Pháp Điều Trị Khoa Học Và Hiệu Quả
Cách Chữa Bệnh Mất Ngủ - Giải Pháp Điều Trị Khoa Học Và Hiệu Quả
05/07/2024 18:18
Hàng triệu người đang âm thầm chịu đựng những đêm mất ngủ – bạn có phải một trong số họ? Thực trạng đáng báo động: Theo Bộ Y tế Việt Nam (2023), hơn 30% người trưởng thành tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang đối mặt với những đêm trắng triền miên, nơi cảm giác ngủ không được trở thành nỗi ám ảnh.