Cách chữa rối loạn Tic ở trẻ và lưu ý quan trọng cho cha mẹ
Nếu bạn là phụ huynh có con đang trải qua các triệu chứng của bệnh Tic, bạn có thể phần nào yên tâm vì có nhiều phương pháp điều trị và cách quản lý hiệu quả để giảm nhẹ tác động của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BS Trịnh Trọng Tuấn - Bác sĩ Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E
Bệnh Tic hay Rối loạn Tic là cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát, đây là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Nếu bạn là phụ huynh có con đang trải qua các triệu chứng của bệnh Tic, bạn có thể phần nào yên tâm vì có nhiều phương pháp điều trị và cách quản lý hiệu quả để giảm nhẹ tác động của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, Phòng khám sẽ giới thiệu về cách chữa bệnh Tic cũng như một số lưu ý cho cha mẹ khi đồng hành cùng con.
BỆNH TIC CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Trẻ có các triệu chứng rối loạn Tic, từ triệu chứng nhẹ đến trung bình, thậm chí một số trường hợp rối loạn Tic nặng không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát cũng như các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày.
Tuy nhiên, xét trên một khía cạnh khác, các triệu chứng rối loạn Tic - biểu hiện “lạ” như nháy mắt, chun mũi, lắc đầu, tặc lưỡi, nhún vai, nói tục, nhại lại động tác, âm thanh của người khác,… ảnh hưởng đến tinh thần, lòng tự trọng, sự tự tin của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ về chứng máy giật của mình gây mất thẩm mỹ và ngần ngại tham gia vào các hoạt động tập thể. Bên cạnh đó trẻ có thể dễ bị cô lập, thậm chí bị bắt nạt.
Với nhiều cha mẹ còn thấy khá hoang mang, chưa từng nghe đến rối loạn này trước đây khi con được chẩn đoán rối loạn Tic. Chính vì thế, gia đình, người thân đặc biệt là các bậc phụ huynh càng cần tìm hiểu về bệnh để thấu hiểu và đồng hành, hỗ trợ trẻ ứng phó với những triệu chứng của rối loạn Tic.
CÁCH CHỮA RỐI LOẠN TIC Ở TRẺ
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, rối loạn Tic có thể chữa khỏi.
- Trẻ rối loạn Tic nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc bổ hoặc liệu pháp tâm lý.
- Trẻ rối loạn Tic nặng phải dùng thuốc đặc trị. Khi ở giai đoạn này, bệnh thường rất khó chữa, cha mẹ cần kiên trì đồng hành cùng trẻ và phối hợp với bác sĩ.
Trẻ rối loạn Tic nặng phải dùng thuốc đặc trị - Ảnh: Canva
Có thể những trường hợp mắc rối loạn Tic từ nhỏ nhưng không được phát hiện cũng như điều trị, rối loạn kéo dài đến tuổi trưởng thành. Thời điểm này rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.
Cụ thể hơn cha mẹ có thể tham khảo một số cách chữa rối loạn Tic ở trẻ như sau:
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc ngăn chặn hoặc làm giảm dopamine: Fluphenazine, Haloperidol (Haldol), Risperidone (Risperdal) và Pimozide (Orap) có thể giúp kiểm soát chứng máy giật.
- Thuốc ức chế Adrenergic trung ương: Các loại thuốc như Clonidine (Catapres, Kapvay) và Guanfacine (Intuniv) - thường được kê đơn cho bệnh cao huyết áp - cũng được sử dụng điều trị các rối loạn Tic, tác dụng giúp kiểm soát các triệu chứng hành vi như các vấn đề về kiểm soát xung động và các cơn thịnh nộ.
- Thuốc chống động kinh
- Thuốc chống trầm cảm
Liệu pháp trị liệu hành vi “đảo ngược thói quen”
Đây là phương pháp giúp trẻ nhận thức được rối loạn Tic của mình và chủ động tạo ra các vận động "chống lại" mỗi khi có cảm giác thực hiện Tic.
Để ứng dụng, cha mẹ cần theo dõi về mức độ và tần suất xuất hiện Tic theo thời gian của trẻ. Tiếp đó hãy giải thích cho trẻ về vấn đề trẻ đang gặp phải, cố gắng thuyết phục, động viên con tham gia vào việc giải quyết vấn đề. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tìm một chuyển động thích hợp thay thế vận động Tic (ví dụ: hít thở theo nhịp, đếm từ 1 đến 10,…)
LỜI KHUYÊN CHO CHA MẸ CHĂM SÓC TRẺ MẮC RỐI LOẠN TIC
- Cần cắt giảm từ từ thời gian xem các thiết bị điện tử: điện thoại, tivi, máy tính bảng,...
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn Tic ở trẻ là do trẻ tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử bởi khi chơi game hoặc sử dụng điện thoại, mắt và thần kinh ở trạng thái tập trung cao độ đẫn đến căng thẳng, đây không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe của mắt mà là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng của rối loạn Tic. Cha mẹ cần phải làm gương, không sử dụng điện thoại trước mặt con.
- Thay vào đó cha mẹ hãy dành thời gian chơi cùng con qua các trò chơi như xếp hình, đọc sách, cùng con làm việc nhà hoặc tập luyện thể dục.
Cha mẹ hãy dành thời gian chơi cùng con qua các trò chơi như xếp hình, đọc sách, tập luyện thể dục,... - Ảnh: Canva
- Gia đình cần tránh chú ý đến Tic, không phê phán trẻ và đảm bảo sự hỗ trợ, trấn an cần thiết khi triệu chứng Tic ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như sự tự tin của trẻ. Ngược lại nên dành lời khen, động viên khi trẻ có cố gắng kiểm soát Tic. Điều này cũng góp phần gia tăng hành vi tích cực của trẻ.
- Các triệu chứng Tic thường gia tăng khi con gặp lo âu, phấn khích hay mệt mỏi. Vì vậy nên ưu tiên thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ, góp phần giảm nhẹ triệu chứng Tic.
- Với trẻ rối loạn Tic nặng được kê đơn điều trị bằng thuốc cha mẹ cần theo sát trẻ trong việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Sau một thời gian điều trị trẻ có thể phục hồi. Tuy nhiên, cũng sẽ có trường hợp sau một thời gian dùng thuốc không đáp ứng nên tái phát. Cha mẹ do vậy càng cần quan tâm đến con em mình, kịp thời thăm khám, trao đổi với bác sĩ để cải thiện tình trạng của trẻ.
- Duy trì lối sống lành mạnh cho trẻ, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất thường xuyên, có thể giúp giảm triệu chứng bệnh Tic
Nhìn chung, trong phần lớn các trường hợp, các triệu chứng Tic sẽ giảm hoặc mất hoàn toàn khi đến tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, mỗi người có thể có trạng thái bệnh Tic và phản ứng với phương pháp điều trị khác nhau. Vì vậy, để ý các dấu hiệu ở trẻ và cho trẻ thăm khám sớm là quan trọng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho con.
Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa đã và đang đồng hành cùng nhiều phụ huynh điều trị rối loạn Tic ở trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ khám đích danh với các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần đang công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai,... Phòng khám có hỗ trợ đặt lịch trước, cha mẹ có thể xem thông tin bác sĩ, lịch khám, giá khám trên Website phòng khám và đặt lịch. Hoặc liên hệ hotline: 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được tư vấn, đặt lịch khám. Hy vọng được đồng hành cùng các bậc phụ huynh điều trị hiệu quả rối loạn Tic ở trẻ.
Nguồn tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tourette-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20350470
- https://www.sggp.org.vn/canh-bao-tre-mac-hoi-chung-cu-dong-bat-thuong-post687678.html
- https://bvndtp.org.vn/tam-ly-tre-em-ho-tro-tre-mac-roi-loan-tic/