Mất Hứng Thú Trong Cuộc Sống: Khi Bạn Không Còn Muốn Làm Điều Mình Thích

14/04/2025 15:15

“Khi hứng thú dần biến mất – và bạn không biết tại sao” Bạn thức dậy, kéo mình ra khỏi giường, mở máy làm việc, lướt một chút mạng xã hội - và rồi chợt nhận ra: bạn đang mất hứng thú với mọi thứ. 

Cuộc sống vẫn đang diễn ra, nhưng bạn chỉ đang “tồn tại”. Mất hứng thú trong cuộc sống khiến mọi thứ trở nên vô nghĩa: món ăn bạn từng thích giờ trở nên nhạt nhẽo, âm nhạc yêu thích chỉ còn là tiếng ồn. Bạn dần mất hứng thú với công việc dù bạn từng rất yêu nó. Không còn muốn gặp bạn bè, trò chuyện. Bạn kéo chăn trùm đầu mỗi sáng, chỉ mong ngày nhanh kết thúc. Mọi thứ dường như… vô vị.

Cảm giác này không hẳn là buồn. Cũng không hẳn là mệt. Mà là rỗng. Trống rỗng đến mức bạn không còn biết điều gì khiến mình vui nữa.

Nếu bạn đang trải qua điều đó, bạn không hề cô đơn. Đây là một trong những biểu hiện phổ biến của hội chứng Anhedonia – tình trạng mất khả năng cảm nhận niềm vui, thường gặp ở người trẻ đang chịu nhiều áp lực tinh thần. Và nếu kéo dài, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc.

Vậy, tại sao người trẻ – những người đang ở thời điểm “rực rỡ” nhất lại cảm thấy mất hứng thú với chính cuộc sống của mình?

>>> Xem thêm: Rối Loạn Tâm Lý Có Nguy Hiểm Không? Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết

Mất hứng thú là gì? Hay bạn chỉ đang biện minh cho sự “lười nhác”

Một sáng thứ hai, bạn ngồi trước laptop, tay di chuột qua lại trang web tuyển dụng, nhưng chẳng viết một dòng nào trong CV. Tự nhiên thấy chán. Chán công việc, chán việc giao tiếp, chán cả những thứ trước đây mình tưởng rằng mình yêu. Không có gì sai rõ ràng, nhưng cũng không có gì để thấy đúng.

Người ta gọi trạng thái ấy là mất hứng thú (hay còn gọi là Anhedonia). Đây là hiện tượng não bộ mất đi phản ứng tự nhiên với những điều từng khiến bạn vui. Dù vẫn sinh hoạt như bình thường, nhưng bạn cảm thấy mình như một người đang diễn “vai sống” - mà không thực sự hiện diện. Theo tổ chức Y tế Thế giới, đó là triệu chứng cốt lõi của rối loạn trầm cảm nặng, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của các rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Đặc biệt, nó phổ biến ở độ tuổi 18-30 - thời điểm mà bạn phải liên tục ra quyết định, va chạm, kỳ vọng và thay đổi.

Mất hứng thú là gì?

Không ít người trẻ từng nghĩ: “Chắc mình chỉ đang lười thôi.” Nhưng bạn ơi, mất hứng thú không phải là biểu hiện “lười biếng”, “thiếu động lực” như người khác vẫn nghĩ. Lười là khi bạn vẫn có mục tiêu, vẫn muốn làm. nhưng trì hoãn. Mất hứng thú là khi bạn không còn muốn gì cả.

Mất hứng thú ở người trẻ thường biểu hiện rõ trong 3 khía cạnh:

  • Công việc: Cảm thấy việc mình làm vô nghĩa, thiếu động lực hoàn thành deadline, không còn muốn học hỏi hoặc phát triển. Nói đơn giản là bạn hoàn toàn mất hứng thú trong công việc. 
  • Học tập: Tụt giảm thành tích, không còn ham thích môn học, không có mục tiêu cụ thể. Bạn hoàn toàn mất hứng thú trong học tập. 
  • Cuộc sống cá nhân: Không còn cảm giác hạnh phúc khi đi chơi, gặp gỡ bạn bè, xem phim, nghe nhạc, hay thực hiện các sở thích cá nhân.

Và điều đáng sợ là: bạn không biết tại sao mình lại như vậy.

Vì sao người trẻ dễ rơi vào trạng thái mất hứng thú?

1. Áp lực thành công quá sớm

Gen Z lớn lên cùng mạng xã hội, startup, tư duy “hustle culture” (làm việc điên cuồng để thành công), những mục tiêu dồn dập và kỳ vọng ngấm ngầm. Bạn phải thành công sớm. Bạn phải làm được nhiều việc một lúc. Bạn phải “on top” mọi thứ. 

Áp lực thành công quá sớm ở người trẻ

Mạng xã hội là một nơi “chạy đua với thành tích”, mọi thứ đều được so sánh, từ điểm số, công việc, mức lương đến ngoại hình. Đây là nơi khiến bạn luôn thấy mình chậm hơn người khác, thất bại hơn bạn bè cùng tuổi. Điều đó tạo nên áp lực vô hình khiến não bộ luôn căng thẳng, dẫn đến kiệt quệ cảm xúc và không còn hứng thú với cuộc sống.

2. Mạng xã hội – “liều dopamine ảo” gây nghiện

Cảm giác phấn khích khi nhận được like, share chỉ là nhất thời. Nhưng sự so sánh, ganh tị với cuộc sống “lung linh” của người khác để lại hậu quả dài hạn. Dần dần, bạn cảm thấy bản thân kém cỏi, không còn hứng thú với cuộc sống thật vì nó không “lung linh” như trên mạng.

Mạng xã hội là sợi dây xích khiến giới trẻ cảm thấy mất hứng thú với cuộc sống

3. Làm việc, học tập quá mức mà không có điểm dừng

Hàng ngày, bạn thức dậy, bật laptop, họp online, chạy deadline, rồi lại ngủ. Một tuần trôi qua mà không có lấy một phút dừng lại để hít thở. Chính sự lặp đi lặp lại ấy khiến bộ não rơi vào tình trạng "cạn dopamine", dẫn đến hội chứng kiệt sức tâm lý – burnout.

Tình trạng burn out khi người trẻ học tập làm việc quá sức

Khi bạn không có thời gian để nạp lại năng lượng cảm xúc, niềm vui sẽ dần biến mất.

4. Thiếu mục tiêu cá nhân rõ ràng

“Nếu cuộc đời là một bộ phim…bạn đang đóng vai gì? Có những ngày bạn cảm thấy mình chỉ là vai phụ trong chính cuộc đời của mình. Bạn sống theo kỳ vọng của người khác, quyết định theo ý kiến của người khác. Ngày qua ngày trôi qua…chỉ để hết ngày.

Không có mục tiêu cá nhân cụ thể 

Nhiều bạn trẻ chọn ngành, chọn nghề theo xu hướng, theo kỳ vọng gia đình – chứ không xuất phát từ đam mê. Làm việc không vì mình muốn, mà vì “phải thế”, khiến bạn càng làm càng mất kết nối với chính mình, dẫn đến mất hứng thú trong học tập và công việc. Có phải bạn cũng đang sống vì kỳ vọng của người khác?

4. Sự cô đơn trong thời đại kết nối

Bạn có thể có hàng trăm bạn bè trên mạng, nhưng lại không có ai thật sự lắng nghe. Không ai hiểu bạn. Không ai để bạn mở lòng. Cô đơn dai dẳng chính là một nguyên nhân sâu xa khiến niềm vui dần tan biến và không còn hứng thú với cuộc sống, thay vào đó là cảm giác chán nản, vô định.

Người trẻ cô đơn trong thời đại kết nối

5. Trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc tiềm ẩn

Mất hứng thú kéo dài có thể là triệu chứng sớm của trầm cảm – đặc biệt là trầm cảm ẩn, khi người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường nhưng dần mất cảm xúc. Nếu đi kèm với mất ngủ, mệt mỏi, thu mình, suy nghĩ tiêu cực… bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán chính xác.

Mất hứng thú là triệu chứng của dấu hiệu trầm cảm

Mất hứng thú ở người trẻ có nguy hiểm không?

Nguy hiểm không nằm ở biểu hiện bên ngoài – mà nằm ở sự âm thầm, kéo dài và khó phát hiện của tình trạng này. “Chán” không nguy hiểm. Nhưng mất hứng thú kéo dài là một tín hiệu báo động.

Bạn không khóc. Không than thở. Nhưng bạn cũng chẳng còn mong đợi điều gì nữa.

Bạn đi làm, về nhà, ăn tối, lướt điện thoại, ngủ. Lặp lại.

Ngày qua ngày, cảm xúc nguội lạnh.

Và rồi, bạn dần đánh mất khả năng kết nối với chính mình.

Mất hứng thú nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến:

  • Rối loạn trầm cảm nặng
  • Tự cô lập xã hội
  • Nghiện mạng xã hội, game, chất kích thích
  • Mất mục tiêu sống, mất ý nghĩa tồn tại
  • Tăng nguy cơ hành vi tự hại, suy nghĩ tiêu cực

Và điều đáng sợ nhất là: nó diễn ra rất âm thầm.

Không có một đêm nào bạn “bỗng nhiên” bị mất hứng thú. Nó là chuỗi ngày bạn “cố gắng cho qua”, “tạm gác lại”, “nghĩ sau cũng được”… Cho đến một lúc, bạn không còn thấy lý do gì để cố gắng nữa. 
Nhiều người vì vậy mà buông bỏ cả những điều tốt đẹp nhất họ từng có: công việc ổn định, ước mơ thời thanh xuân, hoặc thậm chí là các mối quan hệ thân thiết.

Làm gì khi bạn cảm thấy mất hứng thú với tất cả mọi thứ?

Nếu bạn đang thấy bản thân giống những điều trên – điều đầu tiên cần làm là NGỪNG đổ lỗi cho chính mình.

Bạn không yếu đuối. Bạn chỉ đang mệt. Dưới đây là một số gợi ý nhỏ để bạn dần tìm lại hứng thú trong cuộc sống:

Phương pháp vượt qua tình trạng mất hứng thú

1. Tạm dừng – để lắng nghe mình

Thay vì cố gắng “chạy tiếp”, hãy dừng lại một chút. Bạn không cần phải chữa lành ngay lập tức. Nhưng hãy thành thật với bản thân rằng: bạn đang mệt, đang chán, đang cảm thấy trống rỗng và bạn đang không còn hứng thú với bất cứ điều gì. 

“Cho phép mình được buồn. Được không ổn.”Đó là bước đầu tiên.

2. Nhìn lại những điều từng khiến bạn vui

Hãy thử viết ra 5 điều khiến bạn hạnh phúc trước đây – dù chỉ là những điều nhỏ như: uống một ly cà phê buổi sáng, chạy bộ 15 phút, vẽ nguệch ngoạc, nghe lại playlist cũ...

Sau đó, từng chút một, hãy quay trở lại với những điều đó. Không áp lực. Không kỳ vọng. Chỉ đơn giản là để “kết nối lại với chính mình”.

3. Tái xây dựng thói quen lành mạnh

  • Ngủ đúng giờ – ngủ đủ 7–8 tiếng/ngày
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh đường và caffeine
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày
  • Giảm thời gian dùng mạng xã hội
  • Viết nhật ký cảm xúc hoặc thử thiền

Những thói quen này sẽ giúp bạn dần vượt qua cảm giác mất hứng thú và tái tạo năng lượng tinh thần.

4. Chia sẻ – bạn không cần một mình

Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy nói với ai đó. Một người bạn đáng tin. Một thành viên trong gia đình. Hoặc một chuyên gia trị liệu.

Bạn không cần “mạnh mẽ” mọi lúc. Hãy nhớ: người mạnh mẽ nhất là người dám thừa nhận rằng mình đang cần giúp đỡ.

5. Đừng ngần ngại tìm đến chuyên gia

Nếu tình trạng mất hứng thú kéo dài trên 2 tuần, kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, thu mình, khó ngủ, suy nghĩ tiêu cực… bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần.

Tại phòng khám chuyên khoa Yên Hòa Clinic, chúng tôi đã hỗ trợ hàng trăm người trẻ vượt qua cảm giác “mất kết nối với cuộc sống”. Bằng liệu pháp trị liệu tâm lý cá nhân hóa, kết hợp kỹ thuật nhận diện cảm xúc, thở chánh niệm và hỗ trợ thiết lập mục tiêu sống – chúng tôi giúp bạn dần lấy lại sự sống động trong tâm hồn.

Bạn được quyền thấy mệt mỏi, nhưng đừng bỏ cuộc

Nếu bạn từng xem bộ phim The Intern, bạn sẽ nhớ Jules – nữ doanh nhân thành đạt nhưng thường ngồi một mình giữa đêm, nhìn đống email chưa trả lời và hỏi: “Mình có thật sự hạnh phúc không?”

Câu hỏi ấy – có thể cũng là của bạn.

Bạn đã cố gắng rất nhiều rồi. Nhưng nếu bạn đang thấy cuộc sống mình dần trở nên nhạt màu, nếu bạn mất kết nối với điều từng làm bạn hạnh phúc, thì đừng vội trách bản thân.

“Hứng thú là cảm xúc – và cảm xúc có thể trở lại”. Nhưng để nó trở lại, bạn cần cho bản thân thời gian. Cần học cách chăm sóc tâm trí như cách bạn từng chăm sóc cơ thể mình.

Địa chỉ giúp bạn vượt qua tình trạng mất hứng thú với cuộc sống

Bạn không cần phải “ổn” mỗi ngày. Nhưng bạn xứng đáng được hạnh phúc – từng chút một. Và nếu bạn chưa tìm được lý do để vui trở lại, hãy bắt đầu bằng việc tìm lại chính mình. Liên hệ ngay với Yên Hòa Clinic để được tư vấn, khám và điều trị tâm lý với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn để từng bước tìm lại sự cân bằng và chất lượng cuộc sống. “Hãy hành động ngay hôm nay trước khi mọi thứ trở nên quá muộn!” Đừng để hai từ “giá như” trở thành điều bạn phải nói sau này.

🏠 Địa chỉ: Số 11 i4, Ngõ 35 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
☎ Hotline: 0983. 188. 689 hoặc 0866. 188. 689
🌐 Website: https://phongkhamyenhoa.vn

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Rối loạn thần kinh thực vật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống
Rối loạn thần kinh thực vật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống
14/04/2025 15:15
Hệ thống thần kinh thực vật luôn hoạt động, ngay cả khi bạn đang ngủ. Đây chìa khóa quan trọng duy trì hoạt động cơ thể bên cạnh các yếu tố khác.
Rối loạn lo âu bệnh tật: đừng quá bi quan với triệu chứng cơ thể
Rối loạn lo âu bệnh tật: đừng quá bi quan với triệu chứng cơ thể
14/04/2025 15:15
Việc mọi người thỉnh thoảng lo lắng về sức khỏe của mình là điều bình thường. Nhưng những người mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật thường rất lo lắng liệu họ có đang mắc phải một căn bệnh rất nặng, hoặc bệnh nan y.
Nguyên Tắc Điều Trị Tâm Lý Giúp Người Trẻ Thoát Khỏi Áp Lực Xã Hội
Nguyên Tắc Điều Trị Tâm Lý Giúp Người Trẻ Thoát Khỏi Áp Lực Xã Hội
14/04/2025 15:15
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thành công được đo bằng những con số: mức lương, chức danh, số năm kinh nghiệm, số followers trên mạng xã hội. Áp lực đồng trang lứa khiến chúng ta luôn so sánh mình với người khác, dù ta biết điều đó chẳng hề công bằng. Những kỳ vọng từ gia đình, công việc và xã hội khiến chúng ta quên mất rằng sức khỏe tinh thần cũng cần được chăm sóc.
Tâm trạng vui buồn thất thường là bị gì? Cách ổn định cảm xúc
Tâm trạng vui buồn thất thường là bị gì? Cách ổn định cảm xúc
14/04/2025 15:15
Tâm trạng vui buồn thất thường có thể xảy ra do cuộc sống có nhiều sự kiện buồn vui xen lẫn. Ngoài ra, tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như căng thẳng thần kinh, rối loạn nội tiết tố, rối loạn cảm xúc,…
Ba cách để lấp đầy cảm xúc
Ba cách để lấp đầy cảm xúc
14/04/2025 15:15
Nuôi dưỡng bản thân theo những cách nhỏ có thể giúp giảm bớt tình trạng kiệt sức và kiệt sức.