Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ và những điều cần biết

05/07/2024 23:50

Trước đây, tình trạng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra ở những người sau 40 tuổi, thực tế hiện nay, rối loạn giấc ngủ ngày càng có khuynh hướng trẻ hóa.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Minh Quyết - Bác sĩ khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương

Rối loạn giấc ngủ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tại phòng khám cũng tiếp nhận các bệnh nhân trong độ tuổi từ 25 - 27 tuổi đến khám trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, mắt thâm quầng, người bệnh cho biết thường xuyên mất ngủ, chỉ chợp mắt được vài giờ, giấc ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc giữa đêm,...

Nguyên nhân tại sao lại như vậy? Những lối loạn giấc ngủ nào thường gặp ở người trẻ? Lời khuyên nào từ chuyên gia để điều trị rối loạn giấc ngủ. Cùng Phòng khám tìm hiểu trong nội dung dưới đây để có thêm thông tin hữu ích trong thăm khám và điều trị rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. 

Trước đây, tình trạng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra ở những người sau 40 tuổi. Thực tế hiện nay, rối loạn giấc ngủ ngày càng có khuynh hướng trẻ hóa. 

NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI TRẺ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người trẻ mất ngủ, trong đó điển hình là các nguyên nhân sau:

  • Do đời sống tinh thần, công việc bận rộn, áp lực, căng thẳng stress là những yếu tố dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Mang theo cả những áp lực đó lên giường ngủ khiến đầu óc căng thẳng, không yên khi ngủ. 
  • Do ăn uống quá lạm dụng chất kích thích: rượu, bia, cà phê,... Các chất kích thích khiến não bộ hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ.  
  • Thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều, ít giao tiếp xã hội: Đặc biệt, nhiều bạn trẻ thường sử dụng điện thoại quá nhiều vào ban đêm. Đây là thời gian giải trí với nhiều hoạt động như chơi game, xem phim, nhắn tin với bạn bè,.... Thói quen này làm “phá bĩnh” giấc ngủ, khiến nhiều bạn tuy muốn ngủ nhưng lại cố gắng thức để sau đó quá giấc, trằn trọc khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, mệt mỏi khi thức dậy, thèm ngủ vào ngày hôm sau, thiếu tỉnh táo.
  • Do một số bệnh lý: Ngoài ra, một số người rối loạn giấc ngủ do tình trạng mắc các bệnh lý như: tăng axit uric, mỡ máu, đái tháo đường,... Khi mắc các bệnh này người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc có thể gây mất ngủ.

Sử dụng điện thoại dẫn đến rối loạn giấc ngủ

Sử dụng điện thoại quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ - Ảnh: Canva

CÁC RỐI LOẠN GIẤC NGỦ NGƯỜI TRẺ CÓ THỂ GẶP PHẢI

Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ, trong đó người trẻ có thể gặp phải các rối loạn giấc ngủ điển hình như: 

Mất ngủ

Theo ICD - 10: F51.0, khi một người trưởng thành ngủ dưới 5 giờ/ngày thì gọi là ít ngủ, nếu thiếu ngủ hoàn toàn thì gọi là mất ngủ. Biểu hiện:

  • Những than phiền khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém (ngủ không sâu giấc, trằn trọc, dễ thức giấc và khó ngủ trở lại hoặc là thức giấc sớm về buổi sáng).
  • Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất 3 lần trong tuần, trong thời gian ít nhất một tháng.

Trong các rối loạn giấc ngủ, mất ngủ rất phổ biến, chiếm hơn 50%. Tình trạng mất ngủ xuất hiện ở nhiều bạn trẻ, ở độ tuổi 20, 30 tuổi cũng xuất hiện mất ngủ. 

Ngủ nhiều

Theo ICD – 10 (F51.1), khi một người trưởng thành ngủ trên 10 giờ/ngày thì gọi là ngủ nhiều. Biểu hiện ngủ ban ngày quá mức hoặc các cơn buồn ngủ và ngủ không giải thích được. Mặc dù ngủ nhiều nhưng khi thức dậy vẫn cảm thấy không thỏa mãn.

Hoảng sợ khi ngủ

Theo ICD - 10: F51.4, hoảng sợ khi ngủ hay hoảng sợ ban đêm là những cơn hoảng sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm kết hợp với phát âm to, vận động nhanh, và có hoạt động thần kinh tự trị tăng cao. Chủ thể ngồi dậy và đứng dậy, kêu thét một cách sợ hãi, đêm, đôi khi lao ra cửa sổ như cố gắng chạy trốn.

ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU BẠN KHÔNG NGỦ ĐỦ GIẤC?

Thiếu ngủ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần. Không ngủ đủ số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ mà cơ thể cũng khiến cơ thể: 

  • Mệt mỏi vào ban ngày.
  • Không tỉnh táo, mất tập trung, khó khăn trong học tập, ghi nhớ, làm việc hoặc đưa ra quyết định.
  • Tính cách thay đổi như cáu kỉnh.
  • Thời gian phản ứng thấp hơn, có thể khiến bản thân và những người khác gặp nguy hiểm, đặc biệt nếu bạn lái xe hoặc làm các công việc cần vận hành máy móc hạng,...
  • Mất ngủ cũng có thể góp phần vào sự phát triển của các tình trạng sức khỏe như:
    • Trầm cảm
    • Béo phì 
    • Bệnh tiểu đường tuýp 2
    • Bệnh tim
    • Chứng mất trí nhớ.
    • Đột quỵ: Nếu người trẻ bị mất ngủ liên tục, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên gấp 8 lần so với người bình thường.

Rối loạn giấc ngủ khiến người trẻ mệt mỏi

Thiếu ngủ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần - Ảnh: Canva

MỘT SỐ LƯU Ý TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI TRẺ

Không nên tự ý mua và lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần

Để điều trị mất ngủ cần phải tìm ra được nguyên nhất gây mất ngủ. Do vậy, người trẻ nên thăm khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tránh lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần khiến bệnh trầm trọng hơn.

Có nhiều phương pháp điều trị, trong đó ở một số bệnh nhân chỉ cần luyện tập và có các liệu pháp tâm lý là có thể giải quyết được tình trạng rối loạn giấc ngủ. Có trường hợp có thể sử dụng thuốc đông y hoặc sử dụng thuốc chống trầm cảm nhiều nhóm khác nhau, do vậy các bác sĩ cần thăm khám cụ thể để cho đơn thuốc phù hợp với từng bệnh nhân.

Thực hiện vệ sinh giấc ngủ để có giấc ngủ ngon hơn

Vệ sinh giấc ngủ là xây dựng môi trường và thói quen trước khi đi ngủ để chất lượng giấc ngủ tốt hơn, sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn.

  • Tập thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày.
  • Giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ, dù có bị mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ bình thường trước khi bị mất ngủ.
  • Tránh ngủ nhiều ban ngày.
  • Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu), nhất là vào buổi chiều và buổi tối.
  • Tránh những kích thích, thói quen không lành mạnh làm khó ngủ.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong vòng ít nhất 1h trước ngủ.
  • Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay ăn quá no gây khó tiêu gần giờ đi ngủ.

Rối loạn giấc ngủ cần được thăm khám sớm

Một người ngủ không đủ 6 giờ đồng hồ một ngày hoặc bị một trong những triệu chứng rối loạn giấc ngủ trên thì nên đi khám. Vì sau 3 tháng bị rối loạn giấc ngủ sẽ được gọi là mất ngủ mãn tính. 

Có đến 70 - 80% những người bị mất ngủ cấp tính khi đến điều trị sẽ phục hồi hoàn toàn. Còn nếu trong thời gian mất ngủ cấp tính mà không điều trị sẽ gây ra mất ngủ mãn tính. Lúc đó, điều trị sẽ khó khăn hơn, thậm chí không phục hồi được.

Rối loạn giấc ngủ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần

Rối loạn giấc ngủ đa phần liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần,… Tình trạng mất ngủ kéo dài làm bệnh nhân lo lắng, sợ hãi thậm chí trầm cảm và hậu quả là càng mất ngủ hơn. Không chỉ thế, rối loạn giấc ngủ còn có đặc điểm là dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát.

Nếu bạn đọc còn băn khoăn khám rối loạn mất ngủ, khám mất ngủ với bác sĩ chuyên khoa nào, có thể thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần. 

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TẠI PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA YÊN HÒA

Khám và điều trị rối loạn giấc ngủ là một trong những thế mạnh của phòng khám. Phòng khám đã và đang đồng hành cùng nhiều bạn trẻ điều trị rối loan giấc ngủ. Tùy vào tình trạng người bệnh bác sĩ chỉ định điều trị thuốc, điều trị tâm lý, thay đổi lối sống,... Sau thời gian điều trị, người bệnh có những cải thiện tích cực, ngủ sâu hơn, tinh thần thoải mái hơn. 

Về đội ngũ bác sĩ tại phòng khám là các bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương,... 

Người bệnh có thể hẹn trước lịch khám với các bác sĩ tại Phòng khám Yên Hòa bằng 1 trong 2 cách sau:

  • Chọn bác sĩ phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh TẠI ĐÂY
  • Liên hệ ngay hotline 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được hỗ trợ cũng như hẹn lịch khám trong thời gian sớm nhất.

Phòng khám Yên Hòa luôn chủ động hỗ trợ người bệnh sắp xếp lịch khám phù hợp, tiếp đón và hướng dẫn nhiệt tình tạo tâm lý thoải mái khi đi khám các bệnh lý tâm thần. Hy vọng sẽ được người bệnh tin tưởng, đồng hành để cải thiện giấc ngủ chất lượng hơn. 

 

Nguồn tham khảo:

  • vnexpress.net/mat-ngu-o-nguoi-tre-4652309.html
  • https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-nguoi-tre-20-30-tuoi-cung-bi-roi-loan-giac-ngu-169159151.htm
  • https://hoitamlytrilieu.vn/chuyen-de-roi-loan-giac-ngu-1351.html

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Giấc ngủ - những rối loạn thường gặp
Giấc ngủ - những rối loạn thường gặp
05/07/2024 23:50
Ngủ là một trạng thái ý thức xảy ra cứ sau 24 giờ. Đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi và hồi phục cho cơ thể và rất cần 'thời gian nghỉ ngơi' cho bộ não.
Tôi có nên ngủ trưa không?
Tôi có nên ngủ trưa không?
05/07/2024 23:50
Nếu bạn cảm thấy giấc ngủ ngắn của mình có thể liên quan đến những vấn đề này hoặc các vấn đề sức khỏe khác thì hãy đến gặp bác sĩ.
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp?
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp?
05/07/2024 23:50
Giấc ngủ là một quá trình sinh học cơ bản cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm cả việc giúp hệ hô hấp hoạt động tốt. Phổi là cơ quan chính dùng để thở. Các vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng đến kiểu thở của chúng ta vì chúng làm thay đổi quá trình trao đổi khí và thông gió.
Rối loạn giấc ngủ nguy hiểm nhất là gì?
Rối loạn giấc ngủ nguy hiểm nhất là gì?
05/07/2024 23:50
Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, các mối quan hệ, trường học, hiệu suất làm việc, suy nghĩ, sức khỏe tâm thần, cân nặng và sự phát triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim. Giấc ngủ kém cũng có thể gây hại cho chất lượng cuộc sống của bạn.
Mất ngủ hậu COVID-19: nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục
Mất ngủ hậu COVID-19: nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục
05/07/2024 23:50
Hội chứng hậu COVID-19 với các ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tim mạch, gan, cơ, thận, khớp, thần kinh … góp phần đáng kể làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ.