Rối loạn nhân cách phụ thuộc - nhu cầu được chăm sóc quá mức

05/07/2024 11:09

Để gia đình có thể hiểu thêm về các rối loạn tâm thần thường gặp ở người cao tuổi, dấu hiệu nhận biết người thân có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, lý giải nguyên nhân,... mời bạn theo dõi nội dung dưới đây.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Anh Thoa - Bác sĩ điều trị Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương 
Rối loạn nhân cách phụ thuộc là một dạng rối loạn nhân cách. Những người mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc thường cảm thấy bất lực, phục tùng và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Người bệnh có thể gặp khó khăn ngay cả khi đưa ra những quyết định đơn giản. Để hiểu hơn các thông tin về rối loạn nhân cách phụ thuộc, Phòng khám chia sẻ trong nội dung dưới. 

 
Rối loạn nhân cách phụ thuộc là rối loạn tâm thần liên quan đến nhu cầu được người khác chăm sóc quá mức - Ảnh: Canva


ĐỊNH NGHĨA RỐI LOẠN NHÂN CÁCH PHỤ THUỘC LÀ GÌ?


Theo trang MSD Manual: “Rối loạn nhân cách phụ thuộc được đặc trưng bởi một nhu cầu toàn thể, quá mức về việc cần được chăm sóc, dẫn đến hành vi phục tùng và bám víu.”


Hay nói cách khác, rối loạn nhân cách phụ thuộc là rối loạn tâm thần liên quan đến nhu cầu được người khác chăm sóc quá mức, phụ thuộc quá mức vào người khác.  
Có nhiều loại rối loạn nhân cách được chia thành 3 nhóm cơ bản:

  • Nhóm A: bộc lộ hành vi lạ lùng hoặc kỳ quặc.
  • Nhóm B: bộc lộ hành vi kịch tính, cảm xúc hoặc hành vi không đoán trước được.
  • Nhóm C: bộc lộ hành vi sợ hãi, lo lắng, hoang mang.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc thuộc nhóm C. Những người mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc cảm thấy bất lực và sợ hãi quá mức khi phải chịu sự chia lìa hoặc bị bỏ lại một mình. Điều này khiến họ phụ thuộc vào người khác để chăm sóc cho mình.  
SỰ KHÁC BIỆT  GIỮA RỐI LOẠN NHÂN CÁCH PHỤ THUỘC VÀ RỐI LOẠN NHÂN CÁCH RANH GIỚI 
Rối loạn nhân cách phụ thuộc và rối loạn nhân cách ranh giới đều liên quan đến cảm giác lo lắng và nỗi sợ bị bỏ rơi. Tuy nhiên đây là 2 dạng rối loạn nhân cách khác nhau.  
Rối loạn nhân cách ranh giới liên quan đến sự biến động tâm trạng cực độ, bất ổn trong các mối quan hệ và tính bốc đồng. Những người mắc bệnh rối loạn nhân cách ranh giới có nỗi sợ bị bỏ rơi mãnh liệt và gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, đặc biệt là sự tức giận. 
Rối loạn nhân cách phụ thuộc thường không liên quan đến sự biến động tâm trạng và tính bốc đồng. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách này thường thụ động và phục tùng vì không muốn gây ra xung đột trong các mối quan hệ của mình. 
DẤU HIỆU NHẬ N BIẾT RỐI LOẠN NHÂN CÁCH PHỤ THUỘC 
Người mắc chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể có một số triệu chứng hành vi, bao gồm:

  • Gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định hàng ngày, chẳng hạn như mặc gì, ăn gì mà không có lời khuyên hoặc sự bảo đảm từ người khác.
  • Khó khăn khi bắt đầu dự án/công việc mới và làm việc độc lập
  • Làm hoặc tình nguyện thực hiện những công việc mà bản thân cảm thấy không thoải mái để nhận được sự hỗ trợ hoặc quan tâm từ người khác.
  • Cần người khác chịu trách nhiệm về các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.
  • Tránh bày tỏ sự bất đồng ý kiến hoặc tạo ra xung đột trong các mối quan hệ vì sợ mất đi sự ủng hộ hoặc tán thành, mất đi mối quan hệ.
  • Cảm thấy khó chịu hoặc bất lực khi ở một mình vì sợ không thể tự chăm sóc bản thân.
  • Có nỗi sợ bị bỏ rơi và cảm giác bất lực khi mối quan hệ kết thúc.

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc có xu hướng chỉ tương tác với một số ít người mà họ tin cậy. Họ cũng có nhiều khả năng chịu đựng sự lạm dụng về thể chất, tình dục hoặc tinh thần vì không muốn đánh mất mối quan hệ. 


Người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc bất lực khi ở một mình vì sợ không thể tự chăm sóc bản thân - Ảnh: Canva 


NGUYÊN NHÂN  DẪN ĐẾN RỒI LOẠN NHÂN CÁCH PHỤ THUỘC 
Chưa có nghiên cứu khoa học đưa ra nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách phụ thuộc, tuy nhiên có thể kể đến một vài yếu tố tác động làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn này bao gồm:

  • Trải qua lạm dụng: Những người có tiền sử trải qua mối quan hệ ngược đãi, lạm dụng có nguy cơ chẩn đoán rối loạn nhân cách phụ thuộc cao hơn.
  • Tổn thương tâm lý thời thơ ấu: Trẻ em từng bị lạm dụng, bạo hành (bao gồm cả bạo hành bằng lời nói) hoặc bị bỏ rơi có thể phát triển rối loạn nhân cách này. 
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có một thành viên mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc hoặc một chứng rối loạn lo âu khác có thể có nhiều khả năng được chẩn đoán.
  • Các đặc điểm gia đình như sự phục tùng, không an toàn,... cũng có thể đóng góp vào nguyên nhân gây bệnh.

RỐI LOẠN NHÂN CÁCH PHỤ THUỘC  CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? 
Rối loạn nhân cách phụ thuộc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và người thân, khó khăn trong các mối quan hệ,... Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào việc người bệnh có được phát hiện sớm và điều trị sớm hay không. 
Nếu không được điều trị, rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể dẫn đến:

  • Các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn sử dụng chất kích thích (rối loạn sử dụng rượu),...
  • Tăng khả năng bị lạm dụng về thể chất, cảm xúc hoặc tình dục.
  • Những người mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc cũng có tỷ lệ có ý tưởng và nỗ lực tự tử cao hơn. 

THĂM KHÁM, ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠ N NHÂN CÁCH PHỤ THUỘC NHƯ THẾ NÀO? 
Tình trạng bệnh rối loạn nhân cách nói chung và rối loạn nhân cách phụ thuộc nói riêng có thể khó phát hiện và chẩn đoán. Điều này là do hầu hết những người mắc bệnh không nghĩ rằng hành vi hoặc cách suy nghĩ của mình có vấn đề. 
Khi người bệnh tìm kiếm sự trợ giúp y tế, thường là do các tình trạng như lo âu hoặc trầm cảm do chứng rối loạn nhân cách gây ra, như khó khăn trong mối quan hệ hoặc công việc. 
Do vậy, khi thăm khám bác sĩ Sức khỏe Tâm thần nếu nghi ngờ người bệnh mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc, bác sĩ thường hỏi những câu hỏi chung, rộng để có thông tin phục vụ việc chẩn đoán:

  • Tiền sử bệnh cá nhân, tiền sử bệnh gia đình
  • Các mối quan hệ.
  • Lịch sử công việc trước đây.
  • Kiếm chứng thực tế

Một người nghi ngờ mắc rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể thiếu hiểu biết sâu sắc về hành vi và lối suy nghĩ của mình. Vì vậy, bác sĩ sẽ cần làm việc với gia đình và bạn bè của người bệnh để thu thập thêm thông tin về hành vi và lịch sử. 
Về mặt điều trị, điều trị chứng rối loạn nhân cách rất khó khăn vì người bệnh thường có lối suy nghĩ và hành vi ăn sâu đã tồn tại trong nhiều năm. Việc điều trị để có kết quả tốt nhất sẽ được chỉ định liệu pháp tâm lý và dùng thuốc.

  • Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị được lựa chọn cho các rối loạn nhân cách. Mục tiêu của việc điều trị là giúp người bệnh khám phá những động cơ và nỗi sợ hãi liên quan đến suy nghĩ và hành vi của mình. Ngoài ra, người bệnh có thể học cách liên hệ với người khác một cách tích cực hơn.
  • Về thuốc điều trị, hiện tại không có loại thuốc nào có thể điều trị được chứng rối loạn nhân cách. Nhưng có những loại thuốc điều trị trầm cảm và lo âu mà những người mắc chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc cũng có thể sử dụng. Điều trị những tình trạng này có thể hỗ trợ điều trị chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc. 

Điều trị rối loạn nhân cách phụ thuộc cũng giống như tất cả các tình trạng sức khỏe tâm thần, việc tìm kiếm sự giúp đỡ ngay khi các triệu chứng xuất hiện có thể giúp giảm bớt sự gián đoạn trong cuộc sống. Các chuyên gia Sức khỏe Tâm thần có thể đưa ra các kế hoạch điều trị có thể giúp bạn quản lý suy nghĩ và hành vi của mình. 
Với lợi thế về đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần có chuyên môn cao, đang công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Nhi Trung ương,... người bệnh có thể tin tưởng chia sẻ các vấn đề của mình và nhận tư vấn, giải đáp, điều trị tận tình từ bác sĩ.  
Các bác sĩ tại phòng khám cũng thực hiện tham vấn, tâm lý trị liệu, người bệnh có thể nhận điều trị, tham vấn trong không gian riêng tư, thoải mái, thân thiện. 

  • Địa chỉ: Số 11 i4, ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu Đô Thị Mới Yên Hoà, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật: 8h00 - 19h30

Nguồn tham khảo: 
 

  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9783-dependent-personality-disorder

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Định nghĩa rối loạn nhân cách và những nguy cơ tiềm ẩn
Định nghĩa rối loạn nhân cách và những nguy cơ tiềm ẩn
05/07/2024 11:09
Rối loạn nhân cách có thể gây ra nhận thức sai lệch về thực tế, hành vi bất thường và cảm xúc đau khổ đối với các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, bao gồm công việc, các mối quan hệ và hoạt động xã hội.
Rối loạn nhân cách giới khiến bạn “mất” nhiều hơn “được”
Rối loạn nhân cách giới khiến bạn “mất” nhiều hơn “được”
05/07/2024 11:09
Chứng rối loạn nhân cách giới có nguy cơ gây tự tử cao bởi các triệu chứng đi kèm gây nên như trầm cảm, lo lắng, rối loạn sử dụng chất gây nghiện và tự làm hại bản thân.
 Các dạng rối loạn nhân cách được chẩn đoán phổ biến
Các dạng rối loạn nhân cách được chẩn đoán phổ biến
05/07/2024 11:09
Để được xếp vào là rối loạn nhân cách, cách suy nghĩ, cảm nhận và hành xử của một người đi thường chệch khỏi những mong đợi thông thường, gây ra các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày.
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì? Triệu chứng? Nguyên nhân
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì? Triệu chứng? Nguyên nhân
05/07/2024 11:09
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội tiếng Anh là Antisocial Personality Disorder - viết tắt ASPD - là một vấn đề tâm lý phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ xã hội của người bệnh.
Rối loạn nhân cách kịch tính: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn nhân cách kịch tính: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
05/07/2024 11:09
Rối loạn nhân cách kịch tính chỉ được người bệnh xem là vấn đề tâm lý khi những biểu hiện của bệnh gây khó khăn cho họ trong cuộc sống. Bệnh tiến triển nặng dễ dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng quá mức.