Các dạng rối loạn nhân cách được chẩn đoán phổ biến

05/07/2024 17:59

Để được xếp vào là rối loạn nhân cách, cách suy nghĩ, cảm nhận và hành xử của một người đi thường chệch khỏi những mong đợi thông thường, gây ra các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Phạm Thành Luân - Bác sĩ tại Phòng khám SKTT, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 

Nhân cách là cách suy nghĩ, cảm nhận và thái độ đặc trưng của một người, thể hiện sự khác biệt của người đó với những người khác. Nhân cách của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm, môi trường xung quanh, hoàn cảnh sống và những đặc điểm di truyền (Gen).

Để được xếp vào là rối loạn nhân cách, cách suy nghĩ, cảm nhận và hành xử của một người đi thường chệch khỏi những mong đợi thông thường, gây ra các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị, rối loạn nhân cách có thể kéo dài trong khoảng thời gian không xác định.

Có 10 loại rối loạn nhân cách cụ thể theo tài liệu DSM-5-TR. Rối loạn nhân cách ảnh hưởng đến ít nhất hai trong số các yếu tố sau:

  • Cách nghĩ về bản thân và người khác
  • Cách phản ứng cảm xúc
  • Cách liên hệ với người khác
  • Cách kiểm soát hành vi của một người

CÁC DẠNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH VÀ DẤU HIỆU CỤ THỂ

Mỗi dạng rối loạn nhân cách đều được chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn riêng. Người bệnh cần có ít nhất hai trong số các dấu hiệu phổ biến của từng dạng rối loạn nhân cách để được xác định đã mắc bệnh. Mặt khác, nếu có các triệu chứng của từ hai dạng trở lên, người bệnh có khả năng mắc phải rối loạn nhân cách hỗn hợp.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng

Những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm liên quan đến chứng hoang tưởng thuộc rối loạn nhân cách có thể khiến người bệnh:

  • Cảm thấy khó để tâm sự với mọi người, ngay cả bạn bè và gia đình
  • Rất khó tin tưởng người khác, tin rằng họ sẽ lợi dụng mình
  • Khó thư giãn đầu óc
  • Luôn nhìn ra những mối đe dọa và nguy hiểm (mà người khác không nhìn thấy) trong các tình huống hàng ngày, dù là những nhận xét vô tình hoặc cái nhìn thản nhiên của người khác.

Đây là những biểu hiện phổ biến ở người mắc dạng rối loạn nhân cách hoang tưởng. Tình trạng này kéo dài dễ ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Roi-Loan---1.jpg

Người rối loạn nhân cách hoang tưởng luôn tồn tại sự lo lắng vô lý - Ảnh: Internet

Rối loạn nhân cách phân liệt

Nhiều người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt vẫn sinh hoạt bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Không giống như bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm thần phân liệt, người bệnh thường không có các triệu chứng loạn thần. Để chẩn đoán người mắc rối loạn nhân cách phân liệt, các dấu hiệu phổ biến được xem xét gồm có:

  • Gặp khó khăn trong việc hình thành mối quan hệ thân thiết với người khác
  • Chọn sống cuộc sống của riêng mình mà không có sự can thiệp từ người khác
  • Thích ở một mình với những suy nghĩ của riêng của bản thân
  • Không tim niềm vui từ các hoạt động trải nghiệm
  • Ít quan tâm đến tình dục hoặc sự thân mật
  • Có cảm xúc lạnh lùng đối với người khác.

Ưu tiên nhu cầu, niềm vui hoặc lợi ích của bản thân lên trên người khác là điều tự nhiên trong nhiều tình huống cuộc sống. Tuy nhiên, nếu một người duy trì hành động này thường xuyên, gặp khó khăn trong việc giữ ổn định cuộc sống hoặc nhiều lần hành động bốc đồng vì tức giận, thiếu quan tâm đến người khác, rất có thể người đó đã mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Dấu hiệu cảnh báo cho dạng rối loạn nhân cách này bao gồm:

  • Đặt bản thân vào những tình huống nguy hiểm hoặc rủi ro, thường không nghĩ đến hậu quả cho bản thân hoặc người khác
  • Cư xử nguy hiểm và đôi khi trái pháp luật (có thể có tiền án)
  • Cư xử theo cách gây khó chịu cho người khác
  • Cảm thấy rất dễ buồn chán và hành động bốc đồng – ví dụ khó giữ được một công việc lâu dài
  • Cư xử hung hăng và dễ dàng đánh nhau.
  • Làm mọi việc ngay cả khi chúng có thể làm tổn thương người khác – để đạt được điều họ muốn, đặt nhu cầu và mong muốn của mình lên trên nhu cầu và mong muốn của người khác
  • Có vấn đề về sự đồng cảm – ví dụ như không cảm thấy tội lỗi nào nếu ngược đãi người khác
  • Đã được chẩn đoán rối loạn hành vi trước 15 tuổi.

Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD)

Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) còn được gọi là rối loạn nhân cách không ổn định về mặt cảm xúc (EUPD).

Tất cả chúng ta đều có thể gặp khó khăn trong các mối quan hệ, xây dựng hình ảnh bản thân và duy trì cảm xúc của mình. Nhưng một người có thể được chẩn đoán mắc BPD/EUPD nếu những cảm giác này luôn không ổn định hoặc dữ dội, gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Dấu hiệu chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới bao gồm:

  • Cảm thấy rất lo lắng về việc bị mọi người bỏ và làm bất cứ điều gì để ngăn điều đó xảy ra hoặc đẩy họ ra xa
  • Có những cảm xúc rất mãnh liệt nhưng dễ thay đổi nhanh chóng (ví dụ: từ cảm thấy rất vui vẻ và tự tin vào buổi sáng đến cảm thấy chán nản và buồn bã vào buổi chiều)
  • Không có ý thức rõ ràng về việc mình là ai, mình muốn gì trong cuộc sống
  • Điều này thay đổi đáng kể tùy thuộc vào việc người bệnh ở cùng ai
  • Rất khó để tạo dựng và giữ được các mối quan hệ hoặc tình bạn ổn định
  • Hành động bốc đồng và làm những việc có thể gây hại cho bản thân (chẳng hạn như ăn uống vô độ, sử dụng ma túy hoặc lái xe nguy hiểm)
  • Có ý nghĩ tự sát
  • Nhiều khi cảm thấy trống rỗng và cô đơn
  • Rất tức giận và đấu tranh để kiểm soát cơn giận
  • Gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần khác cùng với BPD, bao gồm lo lắng, trầm cảm, các vấn đề về ăn uống và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

     Khi trong trạng thái rất căng thẳng, người bệnh có thể:

  • Cảm thấy hoang tưởng
  • Có trải nghiệm tâm thần, chẳng hạn như nhìn hoặc nghe thấy những thứ mà người khác không cảm nhận được
  • Cảm thấy tê liệt hoặc 'bị kiểm tra' và không nhớ rõ mọi việc sau khi chúng xảy ra

Rối loạn nhân cách kịch tính

Hầu hết mọi người đều thích được khen ngợi hoặc phản hồi tích cực về hành động của mình. Nhưng nếu một người phụ thuộc nhiều vào việc được chú ý hoặc tìm kiếm sự chấp thuận nhiều đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, người đó có khả năng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính.

  • Cảm thấy rất khó chịu nếu họ không phải là trung tâm của sự chú ý
  • Cảm thấy rằng họ phải làm trò giải trí cho mọi người
  • Không ngừng tìm kiếm hoặc cảm thấy phụ thuộc vào sự chấp thuận của người khác
  • Đưa ra những quyết định hấp tấp
  • Tán tỉnh hoặc cư xử/ăn mặc khiêu khích để đảm bảo rằng họ vẫn là trung tâm của sự chú ý
  • Dễ bị xúc động và ảnh hưởng từ người khác

Rối loạn nhân cách ái kỷ

Bản chất của con người là nhận thức được nhu cầu của chính mình, bày tỏ chúng và muốn người khác biết được khả năng cũng như thành tích của bản thân. Đây không phải là điều xấu. Tuy nhiên, nếu một người có những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi này ở mức cực đoan gây ra vấn đề trong mối quan hệ với người khác, họ có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.

Điều kiện để được chẩn đoán mắc bệnh ái kỷ bao gồm:

  • Tin rằng có những lý do đặc biệt khiến mình khác biệt, tốt hơn hoặc xứng đáng hơn những người khác
  • Có lòng tự trọng mong manh, đến mức phải dựa vào người khác để nhận ra giá trị và nhu cầu của mình
  • Cảm thấy khó chịu nếu người khác phớt lờ và không mang lại những gì bản thân cảm thấy xứng đáng
  • Bực bội với thành công của người khác
  • Đặt nhu cầu của mình lên trên nhu cầu của người khác và yêu cầu họ cũng vậy
  • Bị coi là ích kỷ và xa lánh hoặc không biết đến nhu cầu của người khác.

b2_download_file_by_id.png

Người ái kỷ luôn cho mình là "trung tâm vũ trụ" - Ảnh: Internet

Rối loạn nhân cách tránh né

Tất cả chúng ta đều có danh sách những thứ, địa điểm hoặc người mà chúng ta không thích hoặc khiến bản thân lo lắng khi ở gần. Nếu những điều này gây ra lo lắng đến mức bạn gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ, bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách né tránh (hay còn gọi là rối loạn nhân cách lo âu).

  • Triệu chứng của rối loạn nhân cách tránh né bao gồm:
  • Tránh công việc hoặc các hoạt động xã hội phải ở gần người khác
  • Nhạy cảm với sự không tán thành và những chỉ trích
  • Liên tục lo lắng về việc bị “phát hiện” và bị từ chối
  • Lo lắng bị người khác chế giễu hoặc xấu hổ
  • Tránh các mối quan hệ, tình bạn và sự thân mật vì sợ bị từ chối
  • Cảm thấy cô đơn, bị cô lập và thua kém người khác
  • Miễn cưỡng thử các hoạt động mới trong trường hợp bạn cảm thấy xấu hổ

Rối loạn  nhân cách phụ thuộc

Việc đôi khi cần người khác quan tâm hoặc trấn an chúng ta là điều tự nhiên. Luôn cần có sự cân bằng lành mạnh giữa việc phụ thuộc vào người khác và độc lập trong các tình huống đời thường. Tuy nhiên, nếu cảm giác và suy nghĩ về việc cần người khác trở nên quá áp đảo đến mức chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ của bạn, khả băng cao bạn đã mắc phải rối loạn nhân cách phụ thuộc.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách phụ thuộc dựa trên các biểu hiện cụ thể gồm:

  • Cảm thấy thiếu thốn, “yếu đuối” và không thể đưa ra quyết định hoặc hoạt động hàng ngày nếu không có sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ từ người khác
  • Cho phép hoặc yêu cầu người khác chịu trách nhiệm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của bản thân
  • Đồng ý với những điều bạn cảm thấy sai
  • Không thích việc ở một mình hoặc mất đi sự hỗ trợ của ai đó
  • Rất sợ bị bỏ lại, không thể tự bảo vệ mình
  • Có sự tự tin thấp
  • Thấy người khác có khả năng hơn bạn rất nhiều.

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD)

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) khác biệt với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) - dùng để mô tả một dạng hành vi hơn là một loại tính cách.

Tuy nhiên, tương tự như OCD, OCPD liên quan đến các vấn đề về tính cầu toàn, nhu cầu kiểm soát và gặp khó khăn trong việc suy nghĩ linh hoạt về mọi việc. Triệu chứng thường thấy ở người OCPD bao gồm:

  • Cần giữ mọi thứ trong trật tự và trong tầm kiểm soát
  • Đặt ra những tiêu chuẩn cao một cách phi thực tế cho bản thân và người khác
  • Nghĩ rằng cách của bạn là cách tốt nhất để làm mọi việc
  • Lo lắng về việc bạn hoặc người khác mắc lỗi.
  • Cảm thấy rất lo lắng nếu mọi thứ không “hoàn hảo”.

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHÂN CÁCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÀO?

Áp dụng các liệu pháp tâm lý được cho là có hiệu quả trong điều trị rối loạn nhân cách. Lý tưởng nhất là trong quá trình trị liệu, cá nhân người bệnh có được cái nhìn sâu sắc và kiến ​​thức về chứng rối loạn họ gặp phải, nguyên nhân gây ra các triệu chứng, đồng thời có thể nói về những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.

Tâm lý trị liệu có thể giúp người bệnh hiểu được tác động từ hành vi của họ đến người khác, đồng thời học cách quản lý hoặc đối phó với các triệu chứng. Bên cạnh đó, liệu pháp tâm lý còn giúp giảm thiểu các hành vi gây ra vấn đề về chức năng và các mối quan hệ. Phương pháp trị liệu cụ thể phụ thuộc vào chứng rối loạn nhân cách nhất định, mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh của từng cá nhân.

  • Liệu pháp tập trung vào phân tâm học/tâm động học/chuyển giao
  • Liệu pháp hành vi biện chứng
  • Trị liệu hành vi nhận thức
  • Trị liệu nhóm
  • Giáo dục tâm lý (dạy cho cá nhân và các thành viên trong gia đình về chẩn đoán, điều trị và cách đối phó)

Không có thuốc đặc trị rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu hoặc thuốc ổn định tâm trạng có thể có tác dụng trong việc điều trị một số triệu chứng. Các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn cần có sự can thiệp từ bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, nhân viên xã hội và các thành viên trong gia đình.

bai-test-kiem-tra-roi-loan-nhan-cach-chong-doi-xa-hoi-3.jpg

Gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị rối loạn nhân cách - Ảnh: Internet

Ngoài việc tích cực tham gia vào phác đồ điều trị, người bệnh cần thay đổi thói quen, lối sống phù hợp với tình trạng rối loạn nhân cách của bản thân:

  • Hoạt động thể chất và tập thể dục có thể giúp kiểm soát nhiều triệu chứng, chẳng hạn như trầm cảm, căng thẳng và lo lắng.
  • Tránh dùng ma túy và rượu. Rượu và ma túy bất hợp pháp có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc tương tác với thuốc.
  • Đừng bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe hoặc chăm sóc thường xuyên từ bác sĩ.
  • Viết nhật ký để bộc lộ cảm xúc.
  • Hãy thử các kỹ thuật thư giãn và quản lý căng thẳng như yoga và thiền.
  • Luôn kết nối với gia đình và bạn bè; tránh bị cô lập.

Các thành viên trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người mắc chứng rối loạn nhân cách. Tham khảo cách chăm sóc và tương tác với người rối loạn nhân cách từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để hỗ trợ người thân, bạn bè loại bỏ những triệu chứng rối loạn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và các mối quan hệ xung quanh.

        Nguồn tham khảo:

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Định nghĩa rối loạn nhân cách và những nguy cơ tiềm ẩn
Định nghĩa rối loạn nhân cách và những nguy cơ tiềm ẩn
05/07/2024 17:59
Rối loạn nhân cách có thể gây ra nhận thức sai lệch về thực tế, hành vi bất thường và cảm xúc đau khổ đối với các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, bao gồm công việc, các mối quan hệ và hoạt động xã hội.
Rối loạn nhân cách phụ thuộc - nhu cầu được chăm sóc quá mức
Rối loạn nhân cách phụ thuộc - nhu cầu được chăm sóc quá mức
05/07/2024 17:59
Để gia đình có thể hiểu thêm về các rối loạn tâm thần thường gặp ở người cao tuổi, dấu hiệu nhận biết người thân có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, lý giải nguyên nhân,... mời bạn theo dõi nội dung dưới đây.
Rối loạn nhân cách giới khiến bạn “mất” nhiều hơn “được”
Rối loạn nhân cách giới khiến bạn “mất” nhiều hơn “được”
05/07/2024 17:59
Chứng rối loạn nhân cách giới có nguy cơ gây tự tử cao bởi các triệu chứng đi kèm gây nên như trầm cảm, lo lắng, rối loạn sử dụng chất gây nghiện và tự làm hại bản thân.
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì? Triệu chứng? Nguyên nhân
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì? Triệu chứng? Nguyên nhân
05/07/2024 17:59
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội tiếng Anh là Antisocial Personality Disorder - viết tắt ASPD - là một vấn đề tâm lý phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ xã hội của người bệnh.
Rối loạn nhân cách kịch tính: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn nhân cách kịch tính: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
05/07/2024 17:59
Rối loạn nhân cách kịch tính chỉ được người bệnh xem là vấn đề tâm lý khi những biểu hiện của bệnh gây khó khăn cho họ trong cuộc sống. Bệnh tiến triển nặng dễ dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng quá mức.