Test trầm cảm sau sinh ở đâu? Làm bài test trầm cảm sau sinh, nhận kết quả ngay
Nội dung bài test trầm cảm sau sinh tương đối ngắn gọn, dễ dàng thực hiện online. Cụ thể mời bạn đọc tìm hiểu các thông tin và thực hiện bài test online tại đây.
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Thị Anh Thoa - Bác sĩ nội trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
Trầm cảm sau sinh xuất hiện với nhiều mức độ: nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể tự khỏi hoặc thậm chí sẽ không thể tự hết nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Để đánh giá, dự đoán trước về tình trạng bệnh và có thêm căn cứ để trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần, người mẹ có thể thực hiện bài test trầm cảm sau sinh.
Nội dung bài test tương đối ngắn gọn, dễ dàng thực hiện online. Cụ thể mời bạn đọc tìm hiểu các thông tin và thực hiện bài test online tại đây.
Phụ nữ trầm cảm sau sinh có khí sắc giảm, cảm xúc thay đổi, buồn rầu, dễ cáu, dễ khóc
NHỮNG DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP CỦA TRẦM CẢM SAU SINH
Trước khi thực hiện bài test, việc quan tâm, quan sát những dấu hiệu của sản phụ sau sinh quan trọng. Nếu không nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bệnh không được phát hiện, điều trị đúng cách dẫn đến tình trạng nặng hoặc xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Vậy trầm cảm sau sinh là gì? Có những dấu hiệu nhận biết nào?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở giai đoạn sớm:
- Phụ nữ trầm cảm sau sinh có khí sắc giảm, cảm xúc thay đổi, buồn rầu, dễ cáu, dễ khóc…
- Giảm sở thích hứng thú, giảm các mối quan hệ gia đình
- Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống
- Giảm tập trung chú ý, trí nhớ
- Các triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau bụng, ngực...
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở giai đoạn toàn phát:
- Bà mẹ có khí sắc trầm tăng hơn
- Mất quan tâm thích thú, bi quan chán nản
- Buồn bã, mặc cảm, tự ti, tội lỗi, đau khổ…
- Khó khăn trong việc ra quyết định, không muốn giao tiếp với mọi người
- Khó khăn trong việc chăm sóc con, tạo mối quan hệ mẹ - con, xa lánh người thân…
- Lo lắng quá mức tới sức khỏe của con.
- Sản phụ cũng gặp các triệu chứng cơ thể, rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn hành vi: bồn chồn, bất an, ý tưởng hành vi tự sát.
Là người chồng, người thân của sản phụ bạn không chỉ cần quan tâm đến em bé mà cũng cần quan tâm đến người mẹ trong giai đoạn nhạy cảm này. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, phụ nữ sau sinh nên thực hiện bài test đánh giá mức độ trầm cảm EPDS ít nhất một lần trong khoảng từ tuần 6 đến tuần 8 sau sinh.
Vậy thang đáng giá trầm cảm sau sinh EPDS là gì? Có thể thực hiện bài test online tại đâu?
THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM SAU SINH EPDS
Một trong những bảng câu hỏi phổ biến nhất là Thang đo trầm cảm sau sinh EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale). EDPS được phát triển để giúp xác định những phụ nữ có thể bị trầm cảm sau sinh.
EPDS bao gồm 10 câu hỏi. mô tả các triệu chứng trầm cảm mà phụ nữ sau sinh có thể mắc phải. Mỗi đề mục có 4 phương án trả lời, mỗi một mức độ tương ứng với một điểm số.
Bài kiểm tra này không phải là một công cụ chẩn đoán, chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế chẩn đoán y khoa bởi bác sĩ/chuyên gia có chuyên môn.
Phòng khám cũng xin nhắc lại rối loạn sức khỏe tâm thần chỉ có thể được chẩn đoán bởi bác sĩ sức khỏe tâm thần được cấp phép. Các đánh giá có thể là bước đầu tiên có giá trị để điều trị. Tổng điểm sau khi tiến hành test tình trạng trầm cảm sau sinh sẽ giúp đánh giá được mức độ nguy hiểm của từng đối tượng.
Dựa vào tổng điểm sau khi thực hiện bài test, bạn sẽ biết được tình trạng sức khỏe tâm lý của mình. Cụ thể như sau:
- Nếu tổng điểm của bạn > 12, có thể bạn đang mắc phải chứng trầm cảm sau sinh ở mức độ nặng
- Nếu tổng điểm của bạn >= 9 hoặc bạn có xuất hiện ý định muốn tự sát, cần được thăm khám và theo dõi ngay
- Nếu tổng điểm của bạn <9 cộng với việc các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy những biểu hiện bất thường có thể cần được can thiệp
Các câu hỏi trong bài test đánh giá trầm cảm sau sinh như sau:
CÁCH THỨC THỰC HIỆN BÀI TEST TRẦM CẢM SAU SINH
Để bạn đọc tiện thực hiện bài test trầm cảm sau sinh EPDS, phòng khám có thiết kế đường link để thực hiện online nhanh chóng. Các mẹ có thể thực hiện bài test trầm cảm sau sinh và nhận kết quả tại đây.
Phụ nữ sau sinh nên thực hiện bài test đánh giá mức độ trầm cảm EPDS ít nhất một lần trong khoảng từ tuần 6 đến tuần 8 sau sinh.
Nguyên tắc để hoàn thành tốt bài test đó chính là chọn ra đáp án đúng nhất với cảm xúc của bản thân trong 7 ngày qua.
LƯU Ý: Trong thực tế, test trầm cảm sau sinh theo EPDS chỉ là một công cụ giúp sàng lọc và đánh giá khách quan ban đầu. Việc chẩn đoán và điều trị chứng rối loạn nguy hiểm này cần được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
KHÁM TRẦM CẢM SAU SINH Ở ĐÂU?
Theo các nghiên cứu, 80% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được quan tâm đúng mức nhưng hiện nay rất nhiều những trường hợp phụ nữ sau sinh chưa được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến những hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần.
Cần thiết phải có sự hỗ trợ từ cả gia đình và các chuyên gia để giúp người mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Gia đình nên dành thời gian quan tâm chăm sóc người phụ nữ sau sinh, đặc biệt là người chồng cần phải luôn luôn lắng nghe cảm thông và tạo điều kiện cho người vợ có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Khi cần thăm khám, tại Hà Nội, bạn đọc có thể tham khảo các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa sức khỏe Tâm thần như Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y,... Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa đã đồng hành cùng nhiều sản phụ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Với đội ngũ bác sĩ thăm khám, điều trị giàu kinh nghiệm như PGS.TS.Trần Hữu Bình, TS.BS Trần Nguyễn Ngọc,.... giúp người bệnh yên tâm, thoải mái khi điều trị. Không gian phòng khám tư thông thoáng hơn, hạn chế chờ đợi lâu.
Nguồn tham khảo:
- https://www.psycom.net/postpartum-depression-test
- http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/7774-dau-hieu-nhan-biet-tram-cam-sau-sinh.html