Cách chữa rối loạn giấc ngủ dùng thuốc và thư giãn tâm lý
Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tình trạng này có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp khác nhau dưới sự giám sát của bác sĩ tâm thần, bên cạnh đó cần có sự kiên trì và chủ động từ bệnh nhân.
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Trọng Tuấn - khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp hồi phục cơ thể, thư giãn tinh thần, đồng thời là quá trình làm mới não bộ sau khoảng thời gian dài học tập và làm việc. Thực tế cho thấy, xã hội hiện đại đang khiến chất lượng giấc ngủ ngày càng kém đi, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tinh thần.
Theo thống kê uy tín, có đến 35% dân số toàn thế giới đang mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ từ nhẹ đến nặng. Số liệu công bố từ Viện Tâm thần TP.HCM cho biết, có khoảng 25% dân số trong độ tuổi từ 18 - 30 thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
Như đã đề cập, rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tình trạng này có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp khác nhau dưới sự giám sát của bác sĩ tâm thần, bên cạnh đó cần có sự kiên trì và chủ động từ bệnh nhân.
Rối loạn giấc ngủ có xu hướng trẻ hóa, dễ gặp ở nhiều đối tượng trẻ tuổi - Ảnh: Internet
DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN ĐÃ MẮC CHỨNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
Bệnh viện Quân Y 108 định nghĩa rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi chất lượng và thời gian giấc ngủ bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặt khác, theo Hội Thần kinh học Việt Nam, rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường xuyên bị thiếu ngủ cả về thời gian lẫn chất lượng giấc ngủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự an toàn và chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Như vậy, có thể hiểu rối loạn giấc ngủ là tình trạng mà chất lượng, thời gian và thời lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Việc này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, khiến các hoạt động thường ngày trở nên khó khăn và nhiều nguy cơ bệnh tật khác.
Theo nghiên cứu, một người trưởng thành cần ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng/ngày. Giấc ngủ cần đảm bảo yếu tố liền mạch, sâu và giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo sau khi thức dậy.
Những triệu chứng điển hình khi mắc rối loạn giấc ngủ
Hiển nhiên, với những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ sẽ không được đảm bảo. Những người gặp vấn đề về giấc ngủ thường có những dấu hiệu điển hình sau:
- Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ
- Ngủ chập chờn không sâu giấc, dễ tỉnh giấc
- Ngủ quá nhiều nhưng vẫn không thể tỉnh táo
- Luôn cảm giác buồn ngủ vào ban ngày
- Năng suất làm việc giảm, dễ cáu gắt mất tập trung,
- Lo lắng, căng thẳng quá mức dẫn đến trầm cảm.
- Có hành vi bất thường trong khi ngủ.
Những triệu chứng điển hình của chứng rối loạn giấc ngủ - Ảnh: BV Quân đội 108
Nguyên nhân nào dẫn đ ến rối loạn giấc ngủ?
Các triệu chứng do rối loạn giấc ngủ gây ra thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, rối loạn giấc ngủ được chia thành nhiều dạng riêng biệt, phân bố theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Việc chẩn đoán nguyên nhân mắc rối loạn giấc ngủ sẽ dựa trên các dấu hiệu và tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh.
Một số nguyên nhân gây ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến giấc ngủ được liệt kê gồm có:
- Tình trạng lo lắng, căng thẳng về các vấn đề trong cuộc sống, gia đình, công việc,...
- Thường xuyên ngủ muộn, ngủ không đúng giờ và có các hoạt động kích thích trước khi ngủ như sử dụng điện thoại, chơi game,...
- Thay đổi múi giờ, lịch học tập và làm việc
- Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh tâm thần như như rối loạn lo âu, trầm cảm, nghiện ngập, cơn hưng cảm… hoặc các bệnh lý thực thể tạo nên các cơn đau theo chu kỳ như loét dạ dày tá tràng, viêm khớp, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, u tuyến tiền liệt, viêm phế quản, cường giáp, tiểu đường…
- Người lạm dụng các chất kích thích như trà, cà phê hay các đồ uống có chứa caffeine
Như đã đề cập, chứng rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng tiêu cực đến các khía cạnh trong cuộc sống. Một giấc ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc thư giãn não bộ, giúp cơ thể phục hồi năng lượng sau ngày dài làm việc. Mất ngủ lâu ngày, ngủ không sâu hay ngủ quá nhiều nhưng không thể tỉnh táo trong thời gian làm việc, học tập có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như:
- Suy giảm khả năng tập trung, trí nhớ kém
- Nguy cơ mắc các bệnh tâm thần hoặc khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn: trầm cảm, stress, rối loạn tâm lý
- Cơn buồn ngủ đột ngột ảnh hưởng đến các công việc cần sự tập trung cao như lái xe
- Tình trạng đau đầu kéo dài dẫn đến các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch đặc biệt ở người cao tuổi
PHƯƠNG PHÁP CHỮA RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
Rối loạn giấc ngủ, giống như các bệnh lý tâm thần khác, có thể điều trị được thông qua các phương pháp y khoa cụ thể. Hơn nữa, mỗi dạng rối loạn giấc ngủ lại có thể áp dụng phác đồ điều trị riêng nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe tinh thần cho người bệnh.
Có 2 phương pháp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, bao gồm:
Chữa rối loạn giấc ngủ bằng thuốc kê đơn
Biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ ở mỗi bệnh nhân là đa dạng và ở nhiều mức độ. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ tâm thần sẽ kê thuốc điều trị phù hợp. Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng trong điều trị rối loạn giấc ngủ gồm có:
- Thuốc an thần: có tác dụng giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu, ngon giấc hơn.
- Thuốc chống trầm cảm: hạn chế chứng ủ rũ, giúp não bộ thư giãn và kiểm soát trạng thái mộng du khi ngủ. Người bệnh khi dùng thuốc sẽ ngủ ngon hơn.
- Thuốc kích thích tỉnh táo: dành cho người có dấu hiệu ngủ nhiều, hay bị buồn ngủ ban ngày thường xuyên.
Lưu ý rằng, các loại thuốc sử dụng để điều trị giấc ngủ có khả năng gây lệ thuộc cao, kèm theo một số tác dụng phụ không mong muốn khác trên cơ thể. Do đó, người bệnh rối loạn giấc ngủ bắt buộc phải dùng thuốc kê theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh hậu quả tiêu cực.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị các vấn đề về giấc ngủ, nếu bệnh nhân cảm thấy có dấu hiệu bất thường hay cần thay đổi liều lượng thuốc, bệnh nhân buộc phải liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Chữa rối loạn giấc ngủ bằng liệu pháp thư giãn tâm lý
Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng việc dùng thuốc được áp dụng nhiều hơn cả cho những trường hợp mắc rối loạn giấc ngủ nặng. Với các trường hợp ở mức độ nhẹ, chuyên gia tâm thần khuyên người bệnh hãy cải thiện giấc ngủ bằng những liệu pháp thư giãn tâm lý.
Chất lượng giấc ngủ chưa tốt phần lớn do trạng thái căng thẳng, stress gây nên. Khi não bộ được thư giãn và thoát khỏi sự lo âu, người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Để đưa não bộ và cơ thể tiến vào trạng thái thư giãn, người bị rối loạn giấc ngủ có thể áp dụng các liệu pháp thư giãn tâm lý sau đây:
- Luyện tập hít thở sâu bằng bụng: tập thở sâu bằng bụng có khả năng kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, đưa cơ thể về trạng thái bình tĩnh nhanh chóng.
- Thực hành các bài tập yoga cơ bản nhằm hoạt hóa toàn bộ nhóm cơ, xương, khớp trên cơ thể, giúp cải thiện giấc ngủ và hạn chế stress.
- Thử nghiệm liệu pháp mùi hương: thư giãn tinh thần bằng mùi hương từ các loại tinh dầu. Có nhiều cách để thư giãn bằng các loại mùi hương như khuếch tán tinh dầu bằng máy, hòa tinh dầu vào nước ngâm mình, mát xa cơ thể bằng tinh dầu…
Ngoài các liệu pháp thư giãn kể trên, người bệnh nên tập thói quen ngủ đủ và ngủ sớm. Trung một người trưởng thành nên ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, đồng thời hạn chế thức khuya và tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử trước khi ngủ vì ánh sáng từ các thiết bị này khiến não bộ khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường.
Điều trị một số triệu chứ ng phổ biến rối loạn giấc ngủ
Nhìn chung, việc điều trị rối loạn giấc ngủ là sự kết hợp giữa dùng thuốc và các biện pháp thư giãn đầu óc, cơ thể. Bên cạnh đó, dựa vào thực trạng các dấu hiệu mà người bệnh đang gặp phải ở một thời điểm nhất định mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.
Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của chứng rối loạn giấc ngủ và hướng điều trị phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Chứng ngưng thở khi ngủ: người bệnh nên giảm cân, tránh uống thuốc và các chất có cồn, có thể đeo các loại dụng cụ bảo vệ hàm để giữ cho đường thở được mở khi ngủ.
- Ngáy: người bệnh nên nằm nghiêng khi ngủ, hạn chế sử dụng thuốc tây, có thể sử dụng miếng dán chống ngáy hoặc dụng cụ kéo hàm với mục đích tạo sự thông thoáng cho đường thở miệng và mũi.
- Chứng chân không yên: hội chứng này được công nhận là một bệnh lý thần kinh khiến chân luôn muốn vận động và có liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Người có triệu chứng chân không yên nên cắt giảm lượng caffein, thư giãn tinh thần, ngâm chân hoặc tắm trong nước ấm.
Để giảm tỷ lệ mắc phải các dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ, mỗi người nên có những thói quen tốt như đi ngủ sớm, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, có chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt hợp lý đồng thời tập thể dục thường xuyên. Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cuộc sống trở nên chất lượng hơn.