Nhận diện các triệu chứng điển hình của rối loạn giấc ngủ

06/07/2024 00:04

Để bạn đọc có thể nhận biết các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ và xác định xem khi nào cần thăm khám, điều trị, dưới đây là các thông tin về triệu chứng của rối loạn giấc ngủ.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Văn Hải - Bác sĩ tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Người trưởng thành cần ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên có những vấn đề về sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất khiến người bệnh không thể ngủ đủ giấc, rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Để bạn đọc có thể nhận biết các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ và xác định xem khi nào cần thăm khám, điều trị, dưới đây là thông tin về triệu chứng bệnh. Ngoài ra, thông tin về thăm khám, chẩn đoán rối loạn giấc ngủ như thế nào cũng được chia sẻ để người bệnh tham khảo.  

NHẬN DIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

Rối loạn giấc ngủ có thể có vô số triệu chứng khác nhau tùy theo từng loại cụ thể. Điển hình nhất người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mất ngủ: Khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém (ngủ không sâu giấc, trằn trọc, dễ thức giấc và khó ngủ trở lại hoặc thức giấc sớm về buổi sáng).
  • Ngủ nhiều: Người trưởng thành ngủ trên 10 giờ/ngày được gọi là ngủ nhiều. Biểu hiện: Ngủ ban ngày quá mức hoặc các cơn buồn ngủ và ngủ không giải thích được. Mặc dù ngủ nhiều nhưng khi thức dậy vẫn cảm thấy không thỏa mãn.
  • Rối loạn nhịp thức ngủ: Thay đổi bất thường thói quen hoặc lịch trình ngủ - thức.
  • Giấc ngủ thất thường, có hành vi bất thường trong khi ngủ: đi trong lúc ngủ hoặc các biểu hiện xảy ra trong khi ngủ như: gặp ác mộng, mộng du, cơn hoảng loạn khi ngủ,...

trieu-chung-mat-ngu-roi-loan-giac-ngu.jpg

Khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém là triệu chứng điển hình của rối loạn giấc ngủ - Ảnh: Canva

Rối loạn giấc ngủ cũng có thể gây ra các biểu hiện vào ban ngày như:

  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày
  • Khó tập trung do không nghỉ ngơi đầy đủ
  • Tăng tâm trạng tiêu cực và giảm tâm trạng tích cực
  • Mức năng lượng chung giảm

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại rối loạn giấc ngủ. Nếu 1 tuần có 3 đêm không ngủ được và tình trạng này kéo dài khoảng 1 tháng trở lên, lúc này nên đi khám và điều trị tình trạng mất ngủ. 

NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

Các rối loạn giấc ngủ trong thời gian ngắn có thể do những sự kiện gây stress trong cuộc sống, những bệnh cấp tính hoặc những thay đổi trong lịch làm việc. 

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác. Tổng quan chung gồm 3 nhóm nguyên nhân chính:

  • Rối loạn giấc ngủ liên quan đến rối loạn tâm thần
  • Rối loạn giấc ngủ khác (do bệnh nội khoa và sử dụng chất)
  • Rối loạn giấc ngủ nguyên phát (hay còn gọi là mất ngủ không tìm thấy được nguyên nhân)

Trong nhiều trường hợp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ, đa số người lớn tuổi thường gặp phải sau những bệnh lý về nội khoa. Ở những người trẻ là do những vấn đề về lo lắng trong sinh hoạt hằng ngày, các vấn đề về xã hội.

CHẦN ĐOÁN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ NHƯ THẾ NÀO?

Mất ngủ là thành phần của nhiều bệnh lý tâm thần và các bệnh lý khác. Người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân, bệnh lý gặp phải. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, chỉ định thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bài test để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

  • Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy
  • Đo đa ký giấc ngủ: là phương pháp dùng máy đo chức năng đa ký giấc ngủ để ghi lại các thông số, đánh giá toàn bộ thay đổi của cơ thể trong lúc ngủ, bao gồm nhịp tim, nhịp thở, nồng độ oxy, điện não, chuyển động mắt,… để chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng nhẹ của hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng như các rối loạn giấc ngủ khác.
  • Đo điện não đồ (EEG): Đo điện não đồ giúp theo dõi và ghi chép các mẫu sóng não, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến hoạt động điện đồ của não.
  • Trắc nghiệm tâm lý: test Beck, Zung, thang DASS, thang đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI,...
  • Các xét nghiệm chuyên khoa khác

Để chuẩn bị thăm khám, người bệnh nên liệt kê các triệu chứng mình gặp phải và nên có người thân theo cùng bởi có những vấn đề trong khi ngủ mà người bệnh không thể biết hay quan sát được. Trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ tìm hiểu, xác định nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ: do loạn thần, do rối loạn cảm xúc, do bệnh lý tâm căn, hay do bệnh lý thực thể.

Liên hệ hotline: 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được tư vấn và đặt lịch khám rối loạn giấc ngủ với chuyên gia hàng đầu về Sức khỏe - Tâm thần tại Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa.

  • Địa chỉ: Số 11 i4, ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu Đô Thị Mới Yên Hoà, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật: 8h00 - 19h3

Nguồn tham khảo:

  1. https://benhvien115.com.vn/tin-tuc-va-hoat-dong/ts-bs-dinh-vinh-quangmat-ngu-vi-sao-/20191127110128696
  2. https://bachmai.edu.vn/print/8329/roi-loan-giac-ngu-trieu-chung-va-cach-phong-benh.html
  3. https://bvttvinhphuc.com/pho-bien-kien-thuc/167-bai-20-huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-cac-roi-loan-giac-ngu-khong-thuc-ton-f51.html

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Giấc ngủ - những rối loạn thường gặp
Giấc ngủ - những rối loạn thường gặp
06/07/2024 00:04
Ngủ là một trạng thái ý thức xảy ra cứ sau 24 giờ. Đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi và hồi phục cho cơ thể và rất cần 'thời gian nghỉ ngơi' cho bộ não.
Tôi có nên ngủ trưa không?
Tôi có nên ngủ trưa không?
06/07/2024 00:04
Nếu bạn cảm thấy giấc ngủ ngắn của mình có thể liên quan đến những vấn đề này hoặc các vấn đề sức khỏe khác thì hãy đến gặp bác sĩ.
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp?
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp?
06/07/2024 00:04
Giấc ngủ là một quá trình sinh học cơ bản cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm cả việc giúp hệ hô hấp hoạt động tốt. Phổi là cơ quan chính dùng để thở. Các vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng đến kiểu thở của chúng ta vì chúng làm thay đổi quá trình trao đổi khí và thông gió.
Rối loạn giấc ngủ nguy hiểm nhất là gì?
Rối loạn giấc ngủ nguy hiểm nhất là gì?
06/07/2024 00:04
Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, các mối quan hệ, trường học, hiệu suất làm việc, suy nghĩ, sức khỏe tâm thần, cân nặng và sự phát triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim. Giấc ngủ kém cũng có thể gây hại cho chất lượng cuộc sống của bạn.
Mất ngủ hậu COVID-19: nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục
Mất ngủ hậu COVID-19: nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục
06/07/2024 00:04
Hội chứng hậu COVID-19 với các ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tim mạch, gan, cơ, thận, khớp, thần kinh … góp phần đáng kể làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ.