Rối loạn giấc ngủ: nguyên nhân và phương pháp điều trị

06/07/2024 00:07

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể trở thành bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vậy cách chữa rối loạn giấc ngủ hay điều trị rối loạn giấc ngủ như thế nào cho hiệu quả? Trong bài viết này, Phòng khám sẽ gợi ý một số cách mà người bệnh có thể thực hiện.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Thị Anh Thoa - Bác sĩ điều trị khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương

Nhiều người bệnh đang phải hàng ngày đối mặt với các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm, không thể ngủ lại, mệt mỏi vào ban ngày,... ảnh hưởng ảnh hưởng đến việc thực hiện các công việc, hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Vậy cách chữa rối loạn giấc ngủ hay điều trị rối loạn giấc ngủ như thế nào cho hiệu quả? Trong bài viết này, Phòng khám sẽ gợi ý một số cách mà người bệnh có thể thực hiện. 

NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

Trước khi đi vào nội dung chính về cách điều trị rối loạn giấc ngủ, việc biết được nguyên nhân đóng vai trò quan trọng. Tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ bao gồm:

  • Dị ứng và các vấn đề về hô hấp: Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến bạn khó thở vào ban đêm. Không thể thở bằng mũi cũng có thể gây khó ngủ.
  • Đi tiểu thường xuyên: Tiểu đêm hoặc đi tiểu thường xuyên có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ. Sự mất cân bằng nội tiết tố và các bệnh về đường tiết niệu có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Đau mãn tính: Cơn đau liên tục có thể khiến bạn khó ngủ. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mãn tính bao gồm:
    • Viêm khớp
    • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
    • Đau xơ cơ
    • Bệnh viêm ruột
    • Đau đầu dai dẳng
    • Đau lưng dưới liên tục
  • Căng thẳng và lo lắng: Căng thẳng và lo lắng thường có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Ác mộng hoặc mộng du cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Rối loạn giấc ngủ cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể dẫn đến mất ngủ

nguyen-nhan-roi-loan-giac-ngu.jpg

Rối loạn giấc ngủ cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu - Ảnh: Canva

CÁCH CHỮA RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào dạng rối loạn giấc ngủ và nguyên nhân. Tuy nhiên, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp điều trị nội khoa (dùng thuốc) điều trị tâm lý và thay đổi lối sống.

Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc)

Để điều trị rối loạn giấc ngủ, người bệnh có thể được kê đơn các loại thuốc như:

  • Thuốc ngủ
  • Bổ sung melatonin
  • Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thuốc Amitriptylin
  • Sử dụng huốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng
  • Thuốc điều trị cho các vấn đề sức khỏe khác

Bệnh nhân sử dụng bất kỳ thuốc nào đều phải cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ, đặc biệt khi kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định. Người bệnh có thể áp dụng một số cách sau trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày:

  • Kết hợp nhiều rau và cá vào chế độ ăn uống, đồng thời giảm lượng đường
  • Giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách tập thể dục 
  • Tạo và tuân thủ lịch ngủ đúng giờ
  • Uống ít nước trước khi đi ngủ
  • Hạn chế lượng caffeine, đặc biệt là uống vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối
  • Giảm sử dụng thuốc lá và rượu
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh dựa trên mức khuyến nghị

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày cũng có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Mặc dù bạn có thể muốn ngủ thêm vào cuối tuần nhưng điều này có thể khiến bạn khó thức dậy và khó ngủ hơn trong tuần làm việc.

NHỮNG CÁCH KHÔNG DÙNG THUỐC GIÚP DỄ ĐI VÀO GIẤC NGỦ - HƯỚNG DẪN VỆ SINH GIẤC NGỦ

Vệ sinh giấc ngủ để bạn có thể ngủ ngon hơn. Vệ sinh giấc ngủ bao gồm việc thay đổi thói quen ngủ để tạo môi trường ngủ tối ưu. Bạn có thể áp dụng các điều sau để tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn mà không cần dùng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ:

  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Phòng ngủ yên tĩnh và tối. Để ánh sáng và âm thanh trong phòng ngủ ở mức độ thoải mái và dễ chịu. Ban đêm nên để nhiệt độ phòng ở chế độ vừa phải. Nếu tiếng ồn khiến bạn tỉnh táo, hãy thử sử dụng các âm thanh nền như tiếng ồn trắng hoặc sử dụng nút bịt tai. Nếu ánh sáng cản trở giấc ngủ của bạn, hãy sử dụng đeo mặt nạ ngủ hoặc kéo rèm lại.
  • Giảm căng thẳng: Cố gắng giảm mức độ căng thẳng trước khi đi ngủ. Khi lên giường đi ngủ, không nghĩ đến các vấn đề đang bận tâm của bản thân. Vào buổi tối, bạn có thể chọn viết ra những điều như lập danh sách việc cần làm.. Điều này sẽ hữu ích nếu bạn có xu hướng lo lắng và suy nghĩ quá nhiều trên giường vào ban đêm. Việc làm này cũng giúp giữ thái độ tích cực thay vì đi ngủ với suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như “Nếu tối nay tôi không ngủ đủ giấc, làm sao tôi có thể vượt qua được ngày mai?”
  • Không sử dụng chiếcgiường cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài giấc ngủ hoặc hoạt động tình dục: không sử dụng cho mục đích đọc sách, uống, hút thuốc hoặc xem tivi
  • Thiết lập thói quen đi ngủ đều đặn: Mỗi tối, hãy tạo thói quen trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, nghe nhạc êm dịu hoặc đọc sách. Hãy thử các bài tập thư giãn hoặc thiền định. Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả ngày nghỉ và ngày nghỉ.
  • Không xem đồng hồ: Xoay đồng hồ hoặc lật úp màn hình điện thoại xuống để tránh cảm giác thất vọng vào ban đêm khi nhìn vào đồng hồ và chỉ sử dụng báo thức để thức dậy.
  • Hãy rời khỏi phòng ngủ nếu bạn không thể ngủ được sau 20 phút. Chỉ quay lại khi cảm thấy mệt mỏi. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục là cách tốt để thúc đẩy giấc ngủ tích cực. Nhưng tránh không tập thể dục trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ vì như vậy có thể khiến bạn bị đau cơ hoặc tăng hormone hưng phấn làm rối loạn giấc ngủ.
  • Giảm uống nước hoặc các đồ uống khác trong 2 - 3 tiếng trước khi lên giường đi ngủ để giảm nguy cơ phải đi vệ sinh vào ban đêm

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể trở thành bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Người bệnh không còn đủ năng lượng để làm những việc muốn làm hoặc thậm chí hoàn thành công việc hàng ngày của mình. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh có thể khiến bản thân và những người khác gặp nguy hiểm, đặc biệt nếu bạn lái xe hoặc vận hành máy móc,...

Nếu bạn đang gặp khó khăn để có được giấc ngủ chất lượng, muốn thức dậy với cảm giác sảng khoái, hãy thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe tâm thần, Thần kinh. Hơn nữa vì mất ngủ là một thành phần của nhiều bệnh lý Tâm thần và các bệnh lý khác người bệnh có thể thăm khám tại Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa. 

Người bệnh có thể tham khảo trước thông tin bác sĩ để chọn bác sĩ mong muốn. Các bác sĩ tại phòng khám có nhiều năm kinh nghiệm, công tác tại các đơn vị bệnh viện lớn: khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện E,...

Trong trường hợp rối loạn giấc ngủ kéo dài, đã áp dụng nhiều phương pháp khắc phục nhưng tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị hiệu quả.

kham-roi-loan-giac-ngu-phong-kham-yen-hoa.jpg

Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa là địa chỉ thăm khám rối loạn giấc ngủ uy tín tại Hà Nội

Liên hệ hotline: 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được tư vấn và đặt lịch khám với chuyên gia hàng đầu về Sức khỏe - Tâm thần tại Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa.

  • Địa chỉ: Số 11 i4, ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu Đô Thị Mới Yên Hoà, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật: 8h00 - 19h30

Nguồn tham khảo:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11429-sleep-disorders
  2. https://www.healthline.com/health/sleep/disorders#treatment
  3. https://med.duytan.edu.vn/media/63326/9-2020_phan-loai-quoc-te-ve-rlgn.pdf

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Giấc ngủ - những rối loạn thường gặp
Giấc ngủ - những rối loạn thường gặp
06/07/2024 00:07
Ngủ là một trạng thái ý thức xảy ra cứ sau 24 giờ. Đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi và hồi phục cho cơ thể và rất cần 'thời gian nghỉ ngơi' cho bộ não.
Tôi có nên ngủ trưa không?
Tôi có nên ngủ trưa không?
06/07/2024 00:07
Nếu bạn cảm thấy giấc ngủ ngắn của mình có thể liên quan đến những vấn đề này hoặc các vấn đề sức khỏe khác thì hãy đến gặp bác sĩ.
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp?
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp?
06/07/2024 00:07
Giấc ngủ là một quá trình sinh học cơ bản cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm cả việc giúp hệ hô hấp hoạt động tốt. Phổi là cơ quan chính dùng để thở. Các vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng đến kiểu thở của chúng ta vì chúng làm thay đổi quá trình trao đổi khí và thông gió.
Rối loạn giấc ngủ nguy hiểm nhất là gì?
Rối loạn giấc ngủ nguy hiểm nhất là gì?
06/07/2024 00:07
Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, các mối quan hệ, trường học, hiệu suất làm việc, suy nghĩ, sức khỏe tâm thần, cân nặng và sự phát triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim. Giấc ngủ kém cũng có thể gây hại cho chất lượng cuộc sống của bạn.
Mất ngủ hậu COVID-19: nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục
Mất ngủ hậu COVID-19: nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục
06/07/2024 00:07
Hội chứng hậu COVID-19 với các ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tim mạch, gan, cơ, thận, khớp, thần kinh … góp phần đáng kể làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ.