Cách chữa bệnh trầm cảm mức độ nhẹ, vừa, nặng và phương pháp hiệu quả

07/07/2024 02:15

Đa số trường hợp người bệnh trầm cảm không thể tự khỏi trừ khi có phương pháp điều trị phù hợp, đặc biệt là với tình trạng trầm cảm vừa và nặng. Vậy đâu là cách để chữa bệnh trầm cảm?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Trần Thị Thu Hà - Bác sĩ tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Nếu bạn đang Google tìm kiếm từ khóa “cách chữa bệnh trầm cảm”, phòng khám cũng thấu hiểu mong muốn giúp người thân hoặc bản thân vượt qua trầm cảm của bạn. Trước tiên, chúng ta nên rõ ràng một vấn đề là tỷ lệ người bệnh trầm cảm có thể tự khỏi là rất ít. Hầu hết các trường hợp đều phải cần đến sự can thiệp của các biện pháp chuyên khoa mới có thể phục hồi tốt nhất. Dưới đây, Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa chia sẻ cụ thể cách chữa bệnh trầm cảm theo mức độ bệnh: trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. 

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị với người bệnh, phòng khám cũng đưa ra lời khuyên về những điều người thân có thể làm để giúp người đỡ, đồng hành cùng người bệnh trầm cảm. 

MỘT SỐ SAI LẦM VỀ CÁCH CHỮA BỆNH TRẦM CẢM

Nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về bệnh lý này cũng như cách chữa bệnh trầm cảm khiến việc chẩn đoán sớm và điều trị gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến trong điều trị bệnh trầm cảm

Công việc bận rộn có thể chữa khỏi trầm cảm

Nhiều người cho rằng, trầm cảm là do suy nghĩ tiêu cực. Nếu làm cho bản thân bận rộn hơn, có ít thời gian trống để suy nghĩ sẽ có thể chữa khỏi được trầm cảm.

Tuy nhiên, thực tế, nếu bạn ép bản thân làm quá nhiều việc càng làm tăng sự căng thẳng, mệt mỏi, giảm chất lượng các bữa ăn và giấc ngủ. Từ đó chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. 

Uống thuốc là có thể chữa khỏi trầm cảm

Thuốc trầm cảm có thể chữa khỏi hoàn toàn trầm cảm là một quan điểm sau lầm. Chỉ sử dụng thuốc chống trầm cảm thôi là không đủ, bạn cần kết hợp với liệu pháp tâm lý trò chuyện cũng như có sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ và lối sống. 

Cùng câu chuyện về thuốc trầm cảm, nhiều người cũng lo ngại thuốc trầm cảm sẽ làm thay đổi tính cách hay bạn phải uống thuốc trầm cảm cả đời. Thực tế, thuốc chống trầm cảm làm thay đổi một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, góp phần giải quyết các vấn đề sinh học giúp cải thiện tình trạng trầm cảm, hoàn toàn không ảnh hưởng đến tính cách. 

cach-vuot-qua-tram-cam-su-dung-thuoc-tram-cam.jpg

Sử dụng thuốc trong điều trị trầm cảm - Ảnh: Canva

CÁCH CHỮA BỆNH TRẦM CẢM MỨC ĐỘ NHẸ, VỪA, NẶNG

Sau khi gạt bỏ được những hiểu lầm trên, bạn có thể tham khảo một số cách chữa bệnh trầm cảm dưới đây. Tùy vào tình trạng bệnh: trầm cảm nhẹ, vừa, nặng mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị với những phương pháp phù hợp khác nhau. 

Cách chữa bệnh trầm cảm nhẹ

Với trường hợp người bệnh được chẩn đoán trầm cảm nhẹ, triệu chứng bệnh chưa quá phức tạp, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm tại nhà như sau: 

  • Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt: ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Có thể lựa chọn tập thể dục nhịp điệu (cardio) làm tăng mức endorphin và kích thích chất dẫn truyền thần kinh. Điều này có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm mức độ nhẹ.
  • Chủ động giao tiếp, dành thời gian gặp gỡ gia đình, bạn bè
  • Hạn chế các chất kích thích: Không ít người bệnh trầm cảm tìm đến cách chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,… để có được cảm xúc tạm thời tốt hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, việc sử dụng những chất kích thích này sẽ khiến tình trạng bệnh xấu hơn, khó điều trị. 

Cách chữa bệnh trầm cảm tình trạng vừa và nặng 

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn vừa và nặng, lúc này người bệnh phải cần đến các biện pháp chuyên sâu hơn như sử dụng thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý. 

Sử dụng thuốc  chống trầm cảm

  • Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc chống trầm cảm hữu ích cho những người bị trầm cảm vừa hoặc nặng. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp. Lưu ý việc sử dụng các thuốc điều trị cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Hiện nay, các thuốc phổ biến được dùng điều trị trầm cảm như: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc chống trầm cảm không điển hình.
  • Sau khi dùng thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của bác sĩ, sẽ thấy sự cải thiện tình trạng bệnh trong vài tuần. Nhưng cũng có trường hợp phải mất nhiều tuần để thuốc có hiệu quả hoàn toàn. 

Trị liệu tâm lý chữa trầm cảm

Sử dụng thuốc chống trầm cảm thôi là chưa đủ, hầu hết các chuyên gia Sức khỏe Tâm thần đưa ra lời khuyên nên kết hợp thuốc và triệu liệu tâm lý. Bởi thuốc không phải lúc nào cũng giải quyết được các nguyên nhân cơ bản hoặc tác nhân gây ra các triệu chứng trầm cảm. Hơn nữa nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để chữa bệnh trầm cảm, điều trị kết hợp hiệu quả hơn so với điều trị riêng lẻ. Trong hầu hết các trường hợp, bước đầu tiên để điều trị trầm cảm là trị liệu với chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo.

Liệu pháp điều trị trầm cảm có thể có nhiều hình thức, bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT - Cognitive Behaviour Therapy): là hình thức điều trị tâm lý đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu xã hội,... CBT dạy bạn xác định và điều chỉnh lại các kiểu hành vi và suy nghĩ không có ích. Bạn có thể học các kỹ thuật, chẳng hạn như tái cấu trúc nhận thức, tự nói chuyện tích cực, kích hoạt hành vi hoặc khám phá và đặt câu hỏi có hướng dẫn.
  • Trị liệu giữa các cá nhân (IPT - Interpersonal Therapy): phương pháp trị liệu này giúp bạn nhận ra và giải quyết những thách thức trong các mối quan hệ cá nhân có thể góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm. Bạn sẽ học các kỹ năng để quản lý những cảm xúc khó khăn, cải thiện giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội.
  • Liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm (MBCT - Mindfulness-Based Cognitive Therapy): liệu pháp được chứng minh là hữu hiệu cho những ai hay bị tái phát trầm cảm hoặc liên tục cảm thấy không hạnh phúc. Cách tiếp cận này, kết hợp các nguyên tắc của CBT với các kỹ thuật chánh niệm, như thiền định và nhận thức về thời điểm hiện tại, giúp bạn nhận ra và đánh giá lại các mẫu suy nghĩ tiêu cực của mình và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực, phản ánh gần đúng thực tế hơn. Từ đó làm giảm các triệu chứng trầm cảm và giảm khả năng tái phát.

Tùy vào mỗi cá nhân và câu chuyện của họ mà chuyên gia Sức khỏe Tâm thần sẽ đưa ra lựa chọn liệu pháp phù hợp. 

cach-vuot-qua-tram-cam-tri-lieu-tam-ly_1.jpg

Người bệnh trầm cảm cần thăm khám sớm để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp - Ảnh: Canva

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LÀM ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI BỊ TRẦM CẢM

Bên cạnh việc điều trị từ phía người bệnh, hơn hết, họ cần khá nhiều sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Là người thân, bạn có thể đồng hành giúp họ vượt qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời này. 

  • Thông cảm, thấu hiểu, lắng nghe thật tâm: 
    • Người bị trầm cảm phải liên tục đối mặt với cảm xúc tiêu cực: cảm giác u ám, đau buồn xuyên suốt, uể oải, thiếu năng lượng, mất hứng thú với hoạt động yêu thích,... Khi tình trạng nặng hơn thường xuất hiện ý nghĩ muốn tự tử và có thể tìm cách tự sát.  
    • Ngoài các biện pháp trị liệu, điều người bệnh trầm cảm cần nhất là sự thông cảm và thấu hiểu từ những người xung quanh. Hãy giúp đỡ, lắng nghe từ thật tâm, không phải từ lòng thương hại hay tội nghiệp. Như vậy sẽ giúp họ tránh được cảm giác vô dụng hay mặc cảm.
  • Đảm bảo sức khỏe tinh thần của bản thân: Chăm sóc người mắc trầm cảm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức, quá tải hay tự trách móc bản thân. Để vượt qua trầm cảm là một hành trình dài, nếu cần hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ phía cha mẹ, người thân, bạn bè của họ.

ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM​​​​​​​ TẠI PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TÂM THẦN YÊN HÒA

Cả 2 phương pháp điều trị bệnh trầm cảm là trị liệu tâm lý hay sử dụng thuốc đều cần đến sự thăm khám và chỉ định, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần. Hơn nữa, không phải phương pháp phù hợp với người này sẽ hiệu quả với người khác. Tùy vào mức độ bệnh trầm cảm mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị với những phương pháp phù hợp khác nhau. Do vậy, việc thăm khám đóng vai trò quan trọng. 

Tại Hà Nội, Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp người bệnh trầm cảm ở mọi lứa tuổi: trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên, trầm cảm sau sinh,... 

Phụ trách chuyên môn của phòng khám cũng như trực tiếp thăm khám trầm cảm là chuyên gia đầu ngành về Sức khỏe Tâm thần - PGS.TS. Trần Hữu Bình. Một số thông tin về PGS.TS: 

  • Nguyên Viện trưởng Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyên Trưởng khoa điều trị Nghiện chất Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyên Trưởng khoa điều trị loạn thần Nam Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch MaiNguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội

Bên cạnh PGS.TS Trần Hữu Bình, phòng khám còn có các bác sĩ Tâm thần giỏi khác hiện đang công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đảm bảo về chất lượng chuyện môn, người nhà, người bệnh yên tâm thăm khám. 

Tại phòng khám, bác sĩ có chuyên môn sẽ chẩn đoán rối loạn trầm cảm dựa trên việc hỏi bệnh, xác định các triệu chứng và dấu hiệu. Ngoài ra, người bệnh có thể trả lời một số bảng câu hỏi ngắn để sàng lọc trầm cảm, bao gồm Thang đánh giá trầm cảm Beck (BDI), bài test trầm cảm DASS 21,...

Trên đây, phòng khám đã giải đáp câu hỏi về cách chữa bệnh trầm cảm. Bạn đọc có người thân hoặc bản thân đang phải đối mặt với bệnh lý này có thể thăm khám tại Phòng khám Yên Hòa, để được bác sĩ thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị, cải thiện tình trạng. Đặc biệt với người bệnh nếu đã được chẩn đoán mắc trầm cảm, cần được điều trị thích hợp để bệnh nhanh khỏi, tránh những hệ quả xấu về sau.

Nguồn tham khảo:


    1. https://www.healthline.com/health/can-you-cure-depression#standard-treatments
    2. https://www.umcclinic.com.vn/nhung-lam-tuong-va-su-that-ve-tram-cam
    3. ttps://www.msdmanuals.com
    4. https://vietcetera.com/vn/lam-gi-de-giup-do-nguoi-mac-chung-tram-cam-sau-sinh


 

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
07/07/2024 02:15
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
07/07/2024 02:15
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
07/07/2024 02:15
Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
07/07/2024 02:15
Trầm cảm – một căn bệnh đáng sợ, kẻ sát nhân thầm lặng. Mỗi năm, có hàng nghìn người tự sát chỉ vì căn bệnh này. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm trầm cảm có tự khỏi không? Trầm cảm chữa được không? Đây cũng chính là nội dung sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
07/07/2024 02:15
Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, trầm cảm là căn bệnh của người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm. Trong đó, nhiều trẻ em bị trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.