Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng

07/07/2024 17:21

Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì?

Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Trầm cảm nặng là giai đoạn nguy hiểm và khó chữa nhất. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh.Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể tìm ra câu trả lời!     
TRẦM CẢM NẶNG VÀ NHỮNG TÁC HẠI     
Như chúng ta đã biết bệnh trầm cảm là một trong những bệnh lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời bệnh sẽ chuyển biến từ nhẹ sang nặng và gây ra một số tác hại như sau:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Nếu bị trầm cảm nặng trong khoảng thời gian dài có thể làm suy yếu sức mạnh của hệ thống miễn dịch. Từ đó khiến người bệnh rất dễ gặp phải các bệnh lý cảm lạnh cảm cúm thông thường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người bệnh luôn rơi vào trạng thái căng thẳng và chán nản.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Bệnh trầm cảm nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trái tim của người bệnh. Có thể gây tử vong hoặc nhồi máu cơ tim nếu như không được điều trị kịp thời, đúng cách.
  • Mất ngủ, đau đầu và đau lưng: Khi người mắc trầm cảm đã chuyển biến bệnh sang giai đoạn nặng thường sẽ khó ngủ. Do tâm trí không tình bĩnh là liên tục suy nghĩ trong khoảng thời gian dài. Từ đó khiến tăng sự căng thẳng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự tỉnh táo của người bệnh. Tuy trầm cảm nặng không trực tiếp gây đau lưng cho người mắc bệnh. Nhưng hậu quả của việc giảm, tăng cân quá nhanh, căng thẳng, mệt mỏi,.. Gây ra đau đầu và đau lưng khi mắc bệnh trầm cảm.
  • Ham muốn tình dục giảm: Giảm ham muốn tình dục cũng là một trong những tác hại mà trầm cảm nặng gây ra cho người bệnh. Bởi những người đã bị bệnh trầm cảm một thời gian dài có thể gặp rắc rối trong đời sống tình dục. Ở nam giới có thể gây tình trạng không xuất tinh, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,... Ở nữ giới có thể gây khô âm đạo, mất khoái cảm,...
  • Tự làm hại bản thân, muốn tự sát: Từ sự tự ti khi mắc trầm cảm gây ra mà người bệnh thường có suy nghĩ mình là gánh nặng, người thừa, không được ai tôn trọng. Có suy nghĩ muốn tự kết liễu cuộc đời mình. Bởi vậy người mắc trầm cảm nặng thường có những hành động tự làm hại bản thân, muốn tự sát hoặc tự sát.

NHẬN BIẾT DẤU  HIỆU TRẦM CẢM NẶNG    
Như đã chia sẻ rằng trầm cảm nặng là mức độ cao nhất của bệnh trầm cảm. Bởi vậy khi bị trầm cảm nặng người bệnh sẽ có tất cả các triệu chứng của trầm cảm nhẹ và trầm cảm vừa. Bên cạnh đó sẽ có hai dấu triệu trầm cảm nặng đặc trưng, cốt lõi là:

  • Luôn cảm thấy buồn bực, u uất: Khi mắc trầm cảm nặng người bệnh luôn cảm thấy chán nản, u uất, buồn bực. Dù bản thân gặp phải bất cứ vấn đề gì là nhỏ hay to cũng không thể mình tự giải quyết được. Một số trường hợp còn có triệu chứng bi quan, khóc khi xảy ra sự việc. Luôn muốn được ở một được ở một mình
  • Tự thu hẹp mình, không thích giao tiếp: Tự thu hẹp bản thân mình, không thích giao tiếp với mọi người xung quanh, dù trước đây là người năng nổ hoạt bát. Là dấu hiệu trầm cảm nặng mà mọi người tuyệt đối không bỏ qua. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy tự ti, mất hứng thú đối với những hoạt động xung quanh. Kể cả những điều mà bản thân đã từng yêu thích và mơ ước trước đây.

Ngoài ra người bị trầm cảm nặng có thể có một số triệu chứng kèm theo như:

  • Rối loạn giấc ngủ rơi vào tình trạng thức trắng trong nhiều đêm liền.
  • Khẩu vị dần thay đổi, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn uống một cách mất kiểm soát.
  • Mất kiểm soát bản thân, rất dễ kích động hoặc thờ ơ với mọi thứ xung quanh không có phản ứng.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, trong trạng thái uể oải, thiếu sức sống.
  • Luôn cảm thấy thất vọng về bản thân, nhận thấy mình có lỗi với mọi người.
  • Khó có thể tập trung hoặc đưa ra lựa chọn, quyết định dù đó là việc đơn giản được thực hiện mỗi ngày.
  • Luôn có những suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết và có ý định giải thoát bản thân, muốn tự sát.
  • Khi bước vào giai đoạn trầm cảm nặng, có thể người bệnh không thực hiện được các hoạt động chăm sóc bản thân thường ngày.
  • Bắt đầu xuất hiện các ảo giác, hoang tưởng.

TRẨM CẢM NẶNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?    
Rất nhiều người thắc mắc rằng bệnh trầm cảm nặng có chữa được không? Câu trả lời là CÓ. Với nền y học hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng vào điều trị bệnh. Điển hình như:

  • Dùng thuốc uống hỗ trợ rối loạn trầm cảm
  • Phương pháp trị liệu tâm lý
  • Phương pháp đông y và tây y kết hợp
  • Phương pháp thiền định, yoga…

Tuy nhiên để có thể điều trị nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp còn phụ thuộc rất lớn và sự quyết tâm của người mắc bệnh. Bởi vậy khi thấy bản thân hoặc bạn bè, người thân xung quanh có những dấu hiệu trầm cảm nặng. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời. Hạn chế những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.     
ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦ M CẢM UY TÍN, HIỆU QUẢ TẠI HÀ NỘI     

Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa là địa chỉ thăm khám được nhiều người bệnh trầm cảm tin tưởng.

Nhắc đến địa chỉ chữa bệnh trầm cảm uy tín, hiệu quả hiện nay không thể bỏ qua phòng khám Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa. Là một trong những cơ sở y tế tư nhân có tiếng, đã và đang tiếp nhận khám, tư vấn và điều trị sức khỏe Tâm thần. Với trọng tâm là các rối loạn tâm lý và cơ thể.
Phòng khám là nơi hội tụ của đội y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung Ương,... Điển hình như: PGS. TS Giảng viên cao cấp Trần Hữu Bình, TS. BSCKII Trần Nguyễn Ngọc, Thạc sĩ. Bác sĩ nội trú Nguyễn Minh Quyết, Thạc sĩ. Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Hà,...
Bên cạnh đó khi điều trị trầm cảm tại đây, người bệnh còn nhận được những lợi thế như:
Luôn đặt sức khỏe của người bệnh lên hàng đầu, mang đến chất lượng điều trị bệnh tốt nhất.
Sau khi thăm khám, người bệnh sẽ được y bác sĩ giải đáp chi tiết trình trạng bệnh đang mắc phải.
Chi phí điều trị bệnh công khai minh bạch, rất hợp lý đảm bảo phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân khác nhau. Nên người bệnh có thể hoàn toàn an tâm về vấn đề này.
Mong rằng với những chia sẻ ở trên đã giúp mọi người có cái nhìn sâu hơn về dấu hiệu trầm cảm nặng. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào muốn được nghe tư vấn và giải đáp. Hãy liên hệ qua số 0983.188.689, chuyên gia tư vấn sẽ lắng nghe và giải đáp hoàn toàn miễn phí.
 

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
07/07/2024 17:21
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
07/07/2024 17:21
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
Trầm cảm có tự khỏi được không?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
07/07/2024 17:21
Trầm cảm – một căn bệnh đáng sợ, kẻ sát nhân thầm lặng. Mỗi năm, có hàng nghìn người tự sát chỉ vì căn bệnh này. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm trầm cảm có tự khỏi không? Trầm cảm chữa được không? Đây cũng chính là nội dung sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
07/07/2024 17:21
Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, trầm cảm là căn bệnh của người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm. Trong đó, nhiều trẻ em bị trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.
Dấu hiệu sớm của trầm cảm sau sinh
Dấu hiệu sớm của trầm cảm sau sinh
07/07/2024 17:21
Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh hiện nay chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 25% trong vòng 12 tháng sau sinh.