Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Trần Thị Thu Hà - Bác sĩ tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
THẾ NÀO LÀ TRẦM CẢM Ở HỌC SINH?
Trầm cảm ở học sinh hay còn có tên gọi khác là trầm cảm học đường. Hiện nay tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm ở học sinh ngày một tăng cao. Tình trạng này có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn. Nhưng cũng có thể kéo dài trong suốt thời gian học tập của trẻ.
Ngày càng có nhiều học sinh mắc trầm cảm do áp lực học tập - Ảnh: Internet
Nguyên nhân chủ yếu gây ra trầm cảm ở học sinh là do áp lực học tập, thi cử căng thẳng, lo lắng quá mức gây ra. Bệnh lý này thường gây chi phối trực tiếp đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ. Khi đó trẻ sẽ dần mất đi niềm tin vào cuộc sống, tương lai, cảm thấy chán nản, bế tắc. Thậm chí cảm thấy không còn hứng thú với những hoạt động xảy ra xung quanh. Kể cả những việc mà trước đây trẻ rất yêu thích và chưa bao giờ từ chối tham gia.
Hiện nay tỉ lệ trầm cảm ở học sinh đang có dấu hiệu tăng nhanh và đang ở con số đáng báo động. Trong thời gian gần đây đã có rất nhiều các vụ tự tử ở trẻ do mắc trầm cảm gây ra. Bởi vậy những người làm cha mẹ nên có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA TRẦM CẢM Ở HỌC SINH
Trầm cảm ở học sinh có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi biết được nguyên nhân chính gây ra bệnh từ đâu sẽ giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gây ra trầm cảm ở học sinh:
Áp lực học tập là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trầm cảm tuổi học đường.
- Thiếu sự quan tâm từ gia đình.
- Trẻ có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh.
- Nhận thức một số yếu tố tác động từ xã hội.
- Trầm cảm ở học sinh cũng có thể do di truyền.
- Mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể.
- Sang chấn tâm lý, bị ám ảnh tinh thần trong khoảng thời gian dài.
- Đối tượng học sinh trong cộng đồng LGBT.
DẤU HIỆU TRẦM CẢM Ở HỌC SINH
Trầm cảm ở học sinh cũng có những biểu hiện giống như các dạng trầm cảm khác. Bởi vậy các bậc phụ huynh có thể dựa vào một số triệu chứng của bệnh dưới đây để biết được con em mình có mắc trầm cảm hay không.
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh ngày càng đa dạng - Ảnh: Internet
Luôn buồn bã, không vui
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh đầu tiên có thể kể đến là trẻ luôn buồn bã, không vui. Lúc này nét mặt của trẻ rất đơn điệu, luôn buồn bã. Trẻ không còn nhiệt tình, vui vẻ, gần như vô cảm và luôn cảm thấy lo lắng bồn chồn.
Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân
Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân cũng là một trong những triệu chứng trầm cảm ở học sinh. Khi đó trẻ ăn rất ít hoặc có thể nhịn ăn hoàn toàn, dẫn đến trẻ bị sút cân nhanh chóng. Tuy nhiên ở một số trẻ bỗng nhiên lại ăn quá nhiều và tăng cân không kiểm soát.
Biểu hiệ n của trầm cảm học đường – Trẻ bị mất ngủ
Trẻ bị mất ngủ cũng là một trong những biểu hiện của trầm cảm học đường mà bậc phụ huynh cần lưu ý.
Tỷ lệ trẻ bị mất ngủ khi mắc trầm cảm là rất phổ biến. Trẻ có thể mất ngủ trầm trọng, biểu hiện bằng khó vào giấc ngủ và dễ thức giấc. Tuy nhiên, một số trẻ em lại ngủ quá nhiều từ 10-12 giờ hoặc hơn mỗi ngày.
Lười vận đ ộng, không muốn giao tiếp
Khi trẻ mắc trầm cảm thường có khuynh hướng thu hẹp khoảng cách giao tiếp của bản thân lại. Trẻ thường trả lời chậm chạp trong giao tiếp, không muốn giao tiếp với ai.
Không những vậy trẻ có thể nhốt mình cả ngày trong phòng mà không có bất kỳ hoạt động, vui chơi gì.
Giảm nă ng lượng – Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Giảm năng lượng cũng là một trong những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh vô cùng nghiêm trọng. Khi đó trẻ luôn cảm thấy bản thân rất mệt mỏi, luôn có cảm giác kiệt sức khi hoạt động.
Luôn cảm thấy có tội, bản thân vô dụng
Luôn cảm thấy có tội, bản thân vô dụng là dấu hiệu hầu hết trẻ nào cũng mắc phải khi bị trầm cảm. Khi đó trẻ luôn cảm thấy mình rất vô dụng, vô tích sự không làm được gì. Trẻ nghĩ rằng tất cả những việc mình làm luôn hỏng và là gánh nặng cho gia đình. Từ đó khiến trẻ tự ti về bản thân rất nhiều.
Không thể tập trung và đư a ra quyết định
Đây là một trong những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh rất hay gặp. Khi đó các bậc phụ huynh sẽ thấy trẻ khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó. Trẻ cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, trẻ thường phải cân nhắc rất nhiều thời gian với những việc thông thường.
Có ý nghĩ muốn chết và tự sát
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh nghiêm trọng nhất là trẻ có ý nghĩ muốn chết và tự sát. Khi đó trẻ sẽ có suy nghĩ rằng bản thân chết đi sẽ đỡ khổ, sẽ không là gánh nặng của gia đình.
Ngoài ra trẻ còn có thể có thêm các hành vi báo hiệu có khả năng tự tử. Chuẩn bị lên kế hoạch tự tử hoặc viết nhật ký nói rằng mình muốn tự sát. Theo thống kê cho thấy hiện nay có đến khoảng 20% số trẻ em trầm cảm có ý định tự sát và 8% có hành vi tự sát.
Nguy hại của trầm cảm ở học sinh
Trầm cảm ở học sinh là tình trạng khá phổ biến, có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.
- Suy giảm chất lượng học tập: Các triệu chứng của trầm cảm kéo dài sẽ khiến trẻ mất tập trung, suy giảm trí nhớ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của trẻ, từ đó kết quả học tập bị sa sút đáng kể.
- Chất lượng sống kém: Trầm cảm có thể khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Hầu như bệnh nhân không muốn thực hiện bất kì công việc nào, thậm chí là việc vệ sinh cá nhân hàng ngày. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về sau của trẻ nhỏ.
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Biểu hiện đặc trưng của trẻ bị trầm cảm đó chính là sự xa lánh với mọi người xung quanh, trẻ không muốn tiếp xúc hay trò chuyện với bất kỳ ai. Ngoài ra, những biểu hiện bất thường ở trẻ cũng khiến cho trẻ dần mất đi các mối quan hệ bạn bè, xã hội.
- Nguy cơ tự sát cao: Nếu tình trạng trầm cảm ở học sinh không được can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ dần có những suy nghĩ tiêu cực, nguy cơ tự sát tăng cao.
CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM Ở HỌC SINH
Trầm cảm ở học sinh có thể gây nên nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng học tập của trẻ. Tuy nhiên, nếu có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn.
Phụ huynh cần nhận biết sớm dấu hiệu trầm cảm ở trẻ để điều trị kịp thời
Cũng giống như các chứng trầm cảm khác, trầm cảm tuổi học đường cũng sẽ được áp dụng những biện pháp như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu, hỗ trợ cải thiện tại nhà. Tùy vào mức độ, nguyên nhân, gây ra bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp hỗ trợ tốt nhất.
Hiện tại phòng khám tâm thần Yên Hòa đang là một trong những địa chỉ trị liệu trầm cảm uy tín cho học sinh, sinh viên được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn.
Đối với trầm cảm ở học sinh, sinh viên, phòng khám sử dụng các chương trình trị liệu phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ chưa trưởng thành, cần có sự đồng hành, hỗ trợ của phụ huynh. Bởi vậy, chuyên gia sẽ cần nói chuyện với ba mẹ nhiều hơn để ba mẹ kết nối và đồng hành cùng con đúng cách. Phương phương tâm lý trị liệu ở đây không chỉ mang lại sức khỏe tinh thần cho trẻ. Mà còn giúp trẻ dễ dàng kết nối với cha mẹ, hòa hợp mối quan hệ trong gia đình.
Hy vọng rằng với những chia sẻ bên trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về dấu hiệu trầm cảm ở học sinh. Từ đó sẽ có hướng điều trị bệnh đúng cho con em mình khi không may mắc bệnh. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần sự giải đáp liên hệ qua số 0983.188.689 để được tư vấn miễn phí.