Bệnh trầm cảm có chữa được không?

07/07/2024 17:25

Trầm cảm là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất, thậm chí tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, bệnh trầm cảm có chữa được không là mối quan tâm của rất nhiều người. Bài viết sau đây sẽ có thông tin về vấn đề này. Bạn đọc đừng bỏ lỡ.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Trịnh Trọng Tuấn - Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E

Trầm cảm là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất, thậm chí tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, bệnh trầm cảm có chữa được không là mối quan tâm của rất nhiều người. Bài viết sau đây sẽ có thông tin về vấn đề này. Bạn đọc đừng bỏ lỡ.

BỆNH TRẦM CẢM LÀ GÌ?

Trước khi giải đáp bệnh trầm cảm có chữa được không, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về bệnh trầm cảm.

tram-cam (1).jpg

Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần người bệnh - Ảnh: Internet

Trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc, rối loạn khí sắc. Bệnh lý này xảy ra do não bộ bị rối loạn và hệ quả là gây các bất thường suy nghĩ, hành động. Hiện nay, bệnh lý trầm cảm ngày phổ biến và được xem là “kẻ sát thủ thầm lặng”.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cụ thể, bệnh ảnh hưởng đến các mối quan hệ, công việc, sinh hoạt. Nghiêm trọng nhất, trầm cảm còn khiến người bệnh có suy nghĩ và hành động tự sát.

BỆNH TRẦM CẢM CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Với mức độ nguy hiểm của bệnh trầm cảm không ít người bệnh quan tâm bệnh trầm cảm có chữa được không? Theo PGS – TS Trần Hữu Bình (Phòng khám chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa), trầm cảm có thể chữa được. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị cao hay thấp còn phụ thuộc vào ý chí của người bệnh cũng như địa chỉ điều trị.

Chính vì thế, PGS – TS Trần Hữu Bình khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động đi kiểm tra sớm để chữa trị. Việc điều trị sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhanh chóng thuyên giảm, hạn chế biến chứng.

Với bệnh trầm cảm, tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh có thể được chỉ định một trong các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc

Hiện nay đã có một số loại thuốc chuyên dụng được sử dụng điều trị bệnh trầm cảm. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc thích hợp. Phương pháp này có ưu điểm hiệu quả nhanh, sớm cải thiện các triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc, thay đổi thuốc để tránh những biến chứng nguy hiểm.
 

tram-cam-chua-duoc-khong.jpg

Bệnh nhân trầm cảm sử dụng thuốc cần tuân theo quy định của bác sĩ - Ảnh: Internet

Tâm lý

Điều trị bằng liệu pháp tâm lý là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Với phương pháp này, chuyên gia tâm lý sẽ trực tiếp trò chuyện để tháo gỡ những vấn đề tâm lý của người bệnh. Từ đó, giúp họ đối phó với những suy nghĩ tiêu cực, hướng đến những điều tốt đẹp hơn.

Ưu điểm của phương pháp này chính là giúp người bệnh cân bằng cảm xúc, điều tiết tâm trạng của mình. Cũng như tránh được các tác dụng phụ mà việc dùng thuốc mang lại.

Sốc điện

Phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Việc điều trị bằng tâm lý hay dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh có hành động tự sát. Song phương pháp này có thể gây tác dụng phụ là mất trí nhớ trong thời gian ngắn.

Lưu ý khi điều trị trầm cảm

Phần cuối bài viết sẽ là lưu ý của PGS – TS Trần Hữu Bích trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh cần nắm rõ để việc chữa trị sớm đạt kết quả.
 

Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan và sớm điều trị - Ảnh: Internet

Thăm khám càng sớm​​​​​​​ càng tốt

Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành làm một số chẩn đoán để xác định mức độ bệnh. Từ đó, sẽ có phác đồ thích hợp giúp bệnh sớm thuyên giảm.

Một lưu ý dành cho các bệnh nhân đó là nên ưu tiên chọn các cơ sở y tế uy tín để điều trị. Có như vậy việc chẩn đoán và điều trị mới đạt kết quả tốt.

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ 

Trong quá trình điều trị trầm cảm, người bệnh cần phải tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt trong trường hợp dùng thuốc cần phải đúng thuốc bác sĩ kê đơn. Không được tự ý tăng giảm liều hay bỏ thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà cũng góp phần trong việc điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả. Về vấn đề này, người bệnh hãy lưu ý:

  • Hình thành thói quen tập thể dục mỗi ngày, có thể đi bộ, tập yoga, đạp xe… Việc tập luyện sẽ giúp tâm trí được thư giãn, hạn chế có những suy nghĩ tiêu cực.
  • Người bệnh cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống. Hãy phong phú chế độ ăn uống của mình và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
  • Khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ thì não bộ cũng sẽ cải thiện, hạn chế lo âu. Với những bệnh nhân trầm cảm gặp vấn đề giấc ngủ. Hãy cải thiện bằng cách chuẩn bị phòng ngủ có ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, không gian yên tĩnh, sạch sẽ…
  • Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống bằng cách nhìn vào mặt tích cực của vấn đề.
  • Hãy tìm những niềm vui nhỏ nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
  • Đọc sách, thiền, yoga cũng là gợi ý giúp tâm trạng thoải mái.
  • Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch…

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc bệnh trầm cảm có chữa được không? Bệnh trầm cảm có thể chữa được nếu như điều trị sớm, điều trị đúng phương pháp. Nếu bạn cũng đang có những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đừng chần chừ, hãy chủ động tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Hoặc liên hệ với bác sĩ tâm lý qua hotline 0983.188.689 để được tư vấn.

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
07/07/2024 17:25
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
07/07/2024 17:25
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
07/07/2024 17:25
Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
07/07/2024 17:25
Trầm cảm – một căn bệnh đáng sợ, kẻ sát nhân thầm lặng. Mỗi năm, có hàng nghìn người tự sát chỉ vì căn bệnh này. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm trầm cảm có tự khỏi không? Trầm cảm chữa được không? Đây cũng chính là nội dung sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
07/07/2024 17:25
Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, trầm cảm là căn bệnh của người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm. Trong đó, nhiều trẻ em bị trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.