Để trầm cảm tự khỏi được không hay nên điều trị trầm cảm sớm?

07/07/2024 02:14

Nhiều người bị trầm cảm hay người nhà, người thân của người bệnh đặt ra câu hỏi liệu trầm cảm có tự khỏi được không, các triệu chứng có tự biến mất theo thời gian? Mời bạn cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Trần Thị Thu Hà - Bác sĩ tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Người bệnh trầm cảm có tự khỏi được không?” là câu hỏi nhận được lượng tìm kiếm lớn trên Google. Vậy nếu có người nhà, người thân hoặc bản thân đang bị trầm cảm, bệnh có thể tự khỏi được không hay nên người bệnh trầm cảm nên thăm khám, điều trị bằng những phương pháp phù hợp càng sớm càng tốt. Chia sẻ về chủ đề này, phòng khám gửi đến bạn đọc thông tin xoay quanh các ý sau:

tram-cam-tu-khoi-duoc-khong.jpg

Người bệnh trầm cảm có tự khỏi được không? - Ảnh: Canva

HIỂU VỀ TRẦM CẢM: TRẦM CẢM KHÔNG PHẢI LÀ NỖI BUỒN THÔNG THƯỜNG

Nhiều người chưa hiểu đúng về trầm cảm, dẫn đến suy nghĩ về trầm cảm rất đơn giản, chỉ là nỗi buồn thông thường, người bệnh trầm cảm chỉ đơn giản là cảm thấy buồn. Mà buồn bã là trạng thái cảm xúc bình thường của cơ thể. Chúng ta buồn trước những mất mát, thất vọng hoặc các vấn đề không vui khác trong cuộc sống. Nỗi buồn sẽ mất đi nếu bạn suy nghĩ tích cực hơn, vượt qua nó và tiếp tục cuộc sống hằng ngày. Cứ cố lên nó sẽ qua, và nếu không qua thì tức là chưa cố gắng hết mình. 

Đánh đồng trầm cảm là nỗi buồn thông thường xem nhẹ, câu hỏi “không làm sao đâu, buồn một tí xong lại vui ngay, không việc gì phải suy nghĩ,...”. 

Tuy nhiên, trầm cảm là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp mà nỗi buồn chỉ là một trong những biểu hiện của nó - nếu cảm giác u buồn kéo dài từ 2 tuần trở lên và không có dấu hiệu chấm dứt. Khi bị trầm cảm, các chất dẫn truyền thần kinh trong não bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các yếu tố môi trường hoặc sinh học. 

Cũng vì lầm tưởng này, trầm cảm chỉ là một trạng thái tâm lý, nó không phải là một tình trạng bệnh thực sự. Nhiều người còn phán xét những người mắc chứng trầm cảm là cố tình tỏ ra buồn bã và làm quá vấn đề lên và có thể thể tự khỏi. Nếu không nhìn nhận đúng có thể trở thành nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.

Hiểu trầm cảm, phần nào có câu trả lời về trầm cảm có tự khỏi được không, phòng khám giải thích rõ ràng hơn trong nội dung dưới. 

NGƯỜI TRẦM CẢM CÓ TỰ KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?

Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại và mức độ trầm cảm. Tuy nhiên, tổng quan chung, nếu không có sự can thiệp y học rất khó để người trầm cảm có thể quay lại cuộc sống bình thường. Ngay cả đến trường hợp người bệnh trầm cảm nhẹ cũng cần thực hiện cách phương pháp điều trị bệnh trầm cảm tại nhà, điều chỉnh lối sống, sinh hoạt,... hoặc kết hợp trị liệu tâm lý. 

Do vậy, trong hầu hết các trường hợp, không có cách nào để tự khỏi trầm cảm, trừ khi bạn áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, đặc biệt là trầm cảm ở giai đoạn vừa và nặng.

Cơ thể có cơ chế tự phục hồi, chính cá nhân từng người sẽ tìm cách để phục hồi trở lại. Chính vì vậy, có người cho rằng tôi có dấu hiệu trầm cảm đấy, nhưng tôi tự cải thiện được, tự khỏi được. Điều đó rất tốt. Tuy nhiên, nếu để một người tự khỏi và một người được chăm sóc bởi các chuyên gia, thì người được chăm sóc bởi chuyên gia hậu quả của trầm cảm sẽ nhẹ hơn rất nhiều, đỡ tốn chi phí và thời gian để đối diện với căn bệnh hơn”

NÊN ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM CÀNG SỚM CÀNG TỐT

Mặc dù không thể tự khỏi được nhưng chứng rối loạn trầm cảm có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Người bệnh hoàn toàn có thể khỏi bệnh và tái hòa nhập với gia đình và với xã hội. Ngược lại nếu đợi “thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương” sẽ dẫn đến những điều/hậu qua không mong muốn: 

  • Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, tình trạng bệnh diễn biến nặng, người bệnh trầm cảm có thể dẫn đến hành vi ngược đãi bản thân hoặc tự sát.
    • Theo thông tin được đưa ra tại hội thảo truyền thông giáo dục sức khỏe với chủ đề “Trầm cảm - Hãy cùng trò chuyện” tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai (năm 2017) có đưa ra con số đáng chú ý là mỗi năm số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 - 40.000 người. Cũng theo nghiên cứu của Viên Sức khỏe Tâm thần ở những bệnh nhân từ 45 tuổi bị trầm cảm có đến 36,5% bệnh nhân có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. 
    • Người bệnh trầm cảm thường có suy nghĩ tự sát vì suy nghĩ cuộc đời của họ không đáng sống, tội lỗi với gia đình,... 
    • Những câu chuyện về những vụ tự tử do trầm cảm ở người lớn, học sinh, sinh viên,... gây ra hậu quả đáng tiếc cho chính người mắc bệnh và nỗi đau cho người thân, gia đình. 
  • Trầm cảm không được điều trị có thể gây suy nhược nghiêm trọng cho một cá nhân, ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống. 
  • Người bệnh trầm cảm có nhiều khả năng lạm dụng rượu hoặc các loại chất kích thích khác để cố gắng tự điều trị chứng rối loạn giấc ngủ hoặc các triệu chứng lo âu,... Bệnh nhân cũng có xu hướng trở thành những người hút thuốc nhiều và bỏ bê sức khỏe, tăng nguy cơ phát triển hoặc tiến triển các rối loạn, bệnh lý khác.
  • Trầm cảm cũng có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất, bao gồm bệnh tim, béo phì, tiểu đường, bệnh Alzheimer và các rối loạn mãn tính khác. Trong  trường hợp bệnh tim, tăng huyết áp và tiểu đường, trầm cảm có thể đẩy nhanh tiến trình của bệnh.
  • Bị trầm cảm thậm chí có thể gây khó khăn hơn cho việc điều trị các bệnh nội khoa khác vì việc thiếu động lực và năng lượng, khiến bệnh nhân khó tuân thủ phác đồ điều trị hơn.

Điều trị sớm người bệnh được chăm sóc bởi chuyên gia tình trạng trầm cảm sẽ nhẹ hơn rất nhiều, đỡ tốn chi phí và thời gian để đối diện với căn bệnh hơn. 

Vì vậy lời khuyên nếu bản thân hoặc có người thân, người nhà hãy đồng hành cùng họ điều trị trầm cảm càng sớm cà ng tốt, điều trị ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm sẽ dễ điều trị hơn khi chuyển sang mức độ vừa hay nặng, buộc người nhà, người bệnh phải đấu tranh trong một “trận chiến dài hơi” hơn. .

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM?

Như Phòng khám đã chia sẻ trên rối loạn trầm cảm là bệnh có thể chữa khỏi, để người bệnh hòa nhập, quay trở lại cuộc sống, công việc,... Gạch ra một số đầu dòng để bạn có thể tham khảo điều trị bệnh trầm cảm. 

Thăm khám với Bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần

  • Chúng ta nên đối diện với trầm cảm tương tự các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư... Trầm cảm cũng là bệnh lý. Khi có bệnh lý cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. 
  • Tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần, các bác sĩ sẽ xác định bệnh nhân trầm cảm ở dạng nào, qua đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Với người trầm cảm tâm căn (do các căn nguyên tâm lý), bác sĩ phụ trách phải hỏi kỹ vấn đề nhằm tháo gỡ, kết hợp sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm

  • Trong nội dung bài viết về cách chữa bệnh trầm cảm, phòng khám đã đề cập đến 2 cách chữa bệnh trầm cảm được áp dụng phổ biến hiện nay là dùng thuốc điều trị trầm cảm và trị liệu tâm lý. Chi tiết nội dung bài viết bạn đọc có thể xem thêm để biết loại thuốc nào, phương pháp trị liệu nào. Tuy nhiên, với mỗi tình trạng người bệnh, qua khai thác, sẽ có phác đồ điều trị cá nhân hóa. Rất cần thăm khám với bác sĩ để phương pháp phù hợp. 
  • Trầm cảm có những giai đoạn khác nhau, thường một đợt điều trị trầm cảm kéo dài 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, nhưng cũng có những trầm cảm sẽ kéo dài hơn, có thể từ 1 đến 2 năm. 
  • Hơn nữa, trầm cảm rất dễ tái phát, chỉ có chuyên gia mới biết người này bị trầm cảm là vì sao. Sau khi điều trị, chuyên gia biết cách dự phòng trầm cảm lần sau cho người bệnh một cách tối đa.

Tại Hà Nội, Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần có chuyên môn cao, đã và đang công tác tại Viên Sức khỏe tâm Thần Bệnh viện Bạch Mai đã và đang đồng hành cùng rất nhiều người bệnh trầm cảm. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trầm cảm ở trẻ vị thành niên, trầm cảm ở phụ nữ sau sinh,... kỹ năng trò chuyện, khai thác,... để hiểu rõ, xác định vấn đề để điều trị phù hợp. Phụ trách chuyên môn, người bệnh có thể tham khảo danh sách bác sĩ, đặc biệt PGS.TS.BS Trần Hữu Bình - Nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

su-dung-thuoc-dieu-tri-tram-cam.jpg

Sử dụng thuốc trong điều trị trầm cảm - Ảnh: Canva

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

  • Điều trị trầm cảm cần phải kéo dài, dùng thuốc đúng, đủ theo phác đồ, không tự ý bỏ thuốc Trong quá trình điều trị, sử dụng thuốc trầm cảm đôi khi có thể có tác dụng không mong muốn, bản thân bệnh nhân và gia đình người bệnh không tuân thủ, bỏ điều trị.
  • Trong quá trình điều trị, người nhà cần đồng hành. Không hiếm trường hợp phụ huynh chưa hiểu đúng về trầm cảm con mình không hề mắc bệnh, do giấu giếm, sợ gia đình, làng xóm dị nghị. Cho rằng con cái mình làm trò. 
  • Đồng hành cùng người bệnh trầm cảm
  • Nếu người bệnh được sự hỗ trợ từ gia đình và bác sĩ, bệnh vượt qua nhanh hơn và khả năng tái phát ít hơn. Khi thăm khám người nhà đồng hành.
  • Thông thường, các bệnh nhân trầm cảm nặng khi nhập viện sẽ không lắng nghe hay thực hiện theo lời bác sĩ. Việc khai thác thông tin từ họ rất khó.
  • Lúc này, bác sĩ thường khai thác từ những người gần gũi nhất với bệnh nhân, tìm ra vấn đề và tác động tâm lý để giúp họ thoát khỏi tình trạng đó. Gia đình sẽ theo dõi những dấu hiệu, triệu chứng nặng của người bệnh trầm cảm.
  • Bác sĩ có thể giải thích cho gia đình họ hiểu người thân của họ đang mắc cái gì và đang gặp phải vấn đề gì; giải thích chứng trầm cảm là thế nào, kéo dài bao lâu và đặc điểm là gì, để giúp gia đình hiểu và thấu cảm khó khăn mà người thân đang mắc trầm cảm gặp phải như thế nào. Từ đó tư vấn cho gia đình đồng hành với người trầm cảm một thời gian nào đó để vượt qua. 

Với chia sẻ trên của phòng khám, tìm kiếm sự giúp đỡ, chăm sóc y tế có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn nhanh hơn. Nó cũng có khả năng giữ cho chứng trầm cảm không trở nên tồi tệ hơn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn. Vì trầm cảm có khả năng điều trị cao nên bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra phương án điều trị tốt nhất cho mình. Bên cạnh đó, bạn xứng đáng được điều trị trầm cảm phù hợp và cá nhân hóa. Không có hại hay xấu hổ khi nhờ ai đó giúp bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Để đặt lịch khám tham khảo thông tin và đặt lịch tại đây, các bác sĩ sẽ lắng nghe, chia sẻ, gợi mở để giúp bạn phát hiện bệnh trầm cảm từ giai đoạn sớm.


Nguồn tham khảo:

  1. https://www.verywellmind.com/can-depression-stop-without-treatment-1067582
  2. https://cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su/nhan-dien-tram-cam-va-dau-hieu-tu-sat-de-phong-ngua-i652500/
  3. https://www.msdmanuals.com/
  4. https://zingnews.vn/tai-sao-nguoi-bi-tram-cam-thuong-muon-chet-post1129473.html

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
07/07/2024 02:14
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
07/07/2024 02:14
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
07/07/2024 02:14
Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
07/07/2024 02:14
Trầm cảm – một căn bệnh đáng sợ, kẻ sát nhân thầm lặng. Mỗi năm, có hàng nghìn người tự sát chỉ vì căn bệnh này. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm trầm cảm có tự khỏi không? Trầm cảm chữa được không? Đây cũng chính là nội dung sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
07/07/2024 02:14
Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, trầm cảm là căn bệnh của người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm. Trong đó, nhiều trẻ em bị trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.