Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Trịnh Trọng Tuấn - Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
TRẦM CẢM VÀ NHỮNG CON SỐ ĐÁNG BÁO ĐỘNG
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm trạng thường gặp. Theo thống kê, có đến 80% dân số trên thế giới từng mắc bệnh lý này một lần trong đời. Bệnh trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.
Ngày càng có nhiều người mắc phải các triệu chứng trầm cảm - Ảnh: Internet
Vậy tại sao trầm cảm được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Theo các chuyên gia, trầm cảm là một trong những thủ phạm phổ biến gây tự sát trong những năm gần đây.
Cụ thể, ở nước ta số ca tự tử mỗi năm lên đến 40 nghìn người. Trong đó, 70% trường hợp tự tử là do mắc bệnh trầm cảm. Còn riêng toàn thế giới, có khoảng 700.000 người tự sát mỗi năm do mắc bệnh trầm cảm.
Không những vậy, thời gian gần đây có rất nhiều trường hợp học sinh tự sát do bệnh trầm cảm. Đây là hồi chuông cảnh báo đối với tất cả các phụ huynh, cần phải quan tâm đến đời sống của con em nhiều hơn.
Thời gian gần đây, nhóm học sinh bị trầm cảm ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Theo một khảo sát tại 3 trường THPT tại TPHCM vào năm 2018 của trường Đại học Y dược TPHCM. Kết quả cho thấy có gần 40% học sinh có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, gầm 60% bị lo âu, hơn 30% học sinh bị stress.
Với những con số trên, trầm cảm – kẻ sát nhân thầm lặng đã ngày càng được xã hội quan tâm. Rất nhiều người đã tìm hiểu và điều trị sớm cũng như có cách phòng tránh cho bản thân.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẦM CẢM
Bệnh trầm cảm thường bị nhầm lẫn với cảm xúc lo âu, chán nản. Do đó, chúng ta cần trang bị những kiến thức về bệnh để sớm vượt qua.
Theo Thạc sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Hoàng Yến (Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa), nếu như bạn thường xuyên gặp triệu chứng dưới đây có thể là bệnh trầm cảm:
Thường xuyên có cảm giác chán nản, buồn bã, dễ nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, dễ cáu gắt.
Không còn hứng thú với công việc với những niềm vui trước đây. Thay vào đó họ cảm thấy bản thân bị bỏ rơi không muốn tiếp xúc với người khác.
Rất nhiều bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Họ cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống, họ thường tìm đến những chất kích thích để vượt qua.
Tâm lý của người bệnh cảm thấy chán nản dẫn đến hình thành những suy nghĩ tiêu cực, muốn hành hạ bản thân.
Ở trẻ em, bệnh thường biểu hiện gồm trẻ hay cáu kính, dễ nổi cáu, sụt cân, không chịu đi học.
Với người lớn tuổi, trí nhớ bị suy giảm, tính cách thất thường, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, có xu hướng sống khép kín.
TỔNG HỢP NGUYÊN NHÂN BỆNH TRẦM CẢM
Cũng theo bác sĩ Yến, có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh rơi vào trầm cảm. Trong đó, phổ biến phải kể đến những thủ phạm dưới đây:
Người bệnh bị căng thẳng, stress trong một thời gian dài mà không vượt qua được. Khiến cho tâm lý của họ luôn cáu gắt, buồn bã và chán nản.
Gần 50% các trường hợp bị trầm cảm là do di truyền. Theo đó, nếu bạn có người thân từng bị trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh gấp 3 lần so với các trường hợp khác.
Cơ thể thiếu Serotonin, chất này có liên quan đến tâm trạng, khả năng xử lý và hoạt động thần kinh của con người.
Bệnh nhân trải qua sang chấn tâm lý nặng nề, khiến họ sợ hãi và ám ảnh trong thời gian dài.
TRẦM CẢM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Vậy trầm cảm có nguy hiểm không? Đây là căn bệnh nguy hiểm, do đó trầm cảm được xem là “kẻ sát nhân thầm lặng” hiện nay.
Bệnh trầm cảm nặng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng - Ảnh: Internet
Có thể nói, bệnh lý này diễn biến âm ỉ nhưng lại gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh phải kể đến như:
- Là nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
- Người bệnh mất đi cảm giác thèm ăn, khiến cho cân nặng bị ảnh hưởng.
- Giấc ngủ bị ảnh hưởng, khiến tinh thần và sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề.
- Đối mặt với tình trạng đau đầu, đau lưng.
- Gây những thay đổi về áp lực máu, tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi khiến cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm.
- Nhu cầu tình dục bị suy giảm, có nguy cơ rạn nứt hạnh phúc gia đình.
- Nguy hiểm hơn, người bệnh sẽ có suy nghĩ và hành động tự sát, hủy hoại bản thân. Đây là lý do vì sao trầm cảm là kẻ sát nhân thầm lặng.
CÁCH CHỮA BỆNH TRẦM CẢM HIỆN NAY
Trầm cảm – kẻ sát nhân thầm lặng, tuy nhiên, nếu bệnh lý này phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Có đến gần 90% các trường hợp điều trị sớm và đã khỏi bệnh.
Với bệnh trầm cảm, tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, phải kể đến những cách điều trị sau:
Liệu pháp tâm lý
Với liệu pháp này, người bệnh sẽ được trò chuyện với chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân. Trong những buổi đầu, bác sĩ sẽ lắng nghe và chia sẻ với bệnh nhân để xoa dịu tâm lý. Sau đó, sẽ hướng dẫn cho người bệnh kiểm soát tâm trạng của mình, dần dần vượt qua cú sốc tâm lý.
Sử dụng thuốc
Để có hiệu quả điều trị tốt, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp để chẩn đoán và kê thuốc thích hợp. Phương pháp này có hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh sớm vượt qua gánh nặng tâm lý.
Mặc dù thuốc có hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên bệnh nhân chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Liệu pháp sốc điện (ECT)
Trường hợp bệnh nặng, dùng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân có suy nghĩ tự sát... Bác sĩ sẽ tư vấn liệu pháp sốc điện. Phương pháp này sẽ sử dụng luồng điện để tác động vào não bộ, gây các cơn co giật nhỏ. Nhờ đó, giúp liên kết các nơron thần kinh, cải thiện các triệu chứng.
Bệnh trầm cảm điều trị ở đâu Hà Nội?
Để bệnh trầm cảm không còn là nỗi lo của toàn xã hội, người bệnh cần phải chủ động điều trị sớm ngay khi có triệu chứng. Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa là một trong những địa chỉ uy tín người bệnh có thể tin tưởng.
Phòng khám được xây dựng cơ sở khang trang, đầy đủ các thiết bị y tế phục vụ quá trình chẩn đoán và điều trị. Hiện nay, phòng khám đang áp dụng linh hoạt các phương pháp điều trị giúp người bệnh khỏi bệnh trong thời gian ngắn.
Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa là địa chỉ khàm chữa bệnh trầm cảm uy tín - Ảnh: PK Yên Hòa
Đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám đều giữ chức vụ lớn tại các bệnh viện công lập như Bạch Mai, Bệnh viện E, bệnh viện Đại học Y Hà Nội... Các bác sĩ đều là các PGS, TS, TTND, bác sĩ CKII giàu kinh nghiệm. Người bệnh có thể yên tâm điều trị để sớm cân bằng lại cảm xúc của mình.
Trên đây là thông tin về trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng của xã hội hiện đại. Mối nguy hiểm từ bệnh trầm cảm không hề đơn giản. Người bệnh hãy chủ động điều trị sớm để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Mọi thắc mắc về bệnh cần được tư vấn có thể liên hệ đến hotline 0983.188.689.
TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC




