Trầm cảm theo mùa – làm gì để phòng tránh?

07/07/2024 02:13

Vào khoảng thời gian ánh sáng mặt trời không nhiều trong năm như mùa thu, đông, thời tiết ảm đạm, lạnh lẽo… khiến chúng ta dễ mắc chứng trầm cảm theo mùa. Chuyên gia sẽ chỉ cho bạn cách để căn bệnh này không ghé thăm bạn.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Phạm Thành Luân - Bác sĩ tại Phòng khám Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Vào khoảng thời gian ánh sáng mặt trời không nhiều trong năm như mùa thu, đông, thời tiết ảm đạm, lạnh lẽo… khiến chúng ta dễ mắc chứng trầm cảm theo mùa. Chuyên gia sẽ chỉ cho bạn cách để căn bệnh này không ghé thăm bạn.

Mùa đông, khi dạo bước trên từng con phố, ngõ nhỏ của Hà Nội, lắng nghe một ca khúc về Hà Nội, đâu đó thoang thoảng mùi hoa sữa nồng nàn, chúng ta thường có cảm giác lãng mạn và trầm lắng. Cuộc sống như chậm lại, đẹp và thơ… Nhưng đó cũng là thời điểm chúng ta dễ mắc chứng trầm cảm theo mùa.

 Trầm cảm theo mùa là một chứng trầm cảm liên quan đến sự chuyển từ mùa cuối thu sang đông và bắt đầu cũng như kết thúc ở cùng một thời điểm hàng năm. Những triệu chứng thường biểu hiện vào thời điểm cuối mùa thu, kéo dài vài tháng trong mùa đông, làm mất đi năng lượng và làm cho ta cảm thấy buồn rầu, ủ rũ.

Triệu chứng của bệnh ban đầu thường nhẹ và sẽ nặng dần khi càng vào thời điểm giữa hoặc cuối đông.

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TRẦM CẢM THEO MÙA

  • Cảm giác trầm buồn gần như suốt ngày và hầu như tất cả các ngày.
  • Không có cảm giác thích thú trong các hoạt động mà bạn vẫn thích.
  • Cảm thấy không còn năng lượng, sức lực.
  • Có những vấn đề về giấc ngủ: Ngủ nhiều hoặc mất ngủ.
  • Bệnh nhân có những thay đổi về ăn uống, cân nặng: Ăn không ngon miệng hoặc ăn nhiều, tăng cân hoặc giảm cân tùy từng trường hợp.
  • Cảm giác chậm chạp, lờ đờ, không nhanh nhẹn hoặc có thể dễ kích thích.
  • Khó khăn trong tập trung công việc.
  • Cảm thấy không có hy vọng, không có giá trị hoặc có thể cảm thấy có tội lỗi.
  • Có những ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát.   

NGUYÊN NHÂN CỦA TRẦM​​​​​​​ CẢM THEO MÙA

Nguyên nhân chính xác của trầm cảm theo mùa vẫn còn chưa được xác định rõ, nhưng có một vài yếu tố có vai trò trong chứng trầm cảm này, đó là:

  • Do đồng hồ sinh học: Việc giảm mức độ ánh sáng trong mùa thu và đông là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm theo mùa. Giảm ánh sáng có thể làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể và dẫn đến cảm giác buồn chán.
  • Do giảm serotonin: Chất dẫn truyền thần kinh serotonin ảnh hưởng đến cảm xúc. Việc giảm cường độ ánh sáng trong mùa đông có thể gây ra giảm serotonin và gây ra trầm cảm.
  • Do giảm melatonin: Sự thay đổi theo mùa có thể làm mất cân bằng mức độ melatonin trong cơ thể, một hormon được cho là có vai trò quan trọng trong điều hòa giấc ngủ và cảm xúc.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM CHO BẠN DỄ MẮC CHỨNG TRẦM CẢM THEO MÙA

  • Nữ dễ mắc hơn nam, trẻ tuổi dễ mắc hơn những người lớn tuổi.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc chứng trầm cảm theo mùa thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh này.
  • Nếu bạn mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực thì đến mùa thu đông triệu chứng thường nặng hơn.
  • Sống xa vùng xích đạo: Trầm cảm theo mùa hay gặp hơn ở những người sống xa vùng xích đạo. Điều này được giải thích là do sự giảm ánh sáng ở mùa đông và ngày kéo dài vào những tháng mùa hè.

HỆ LỤY CỦA TRẦM CẢM THEO MÙA

Trầm cảm theo mùa nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biểu hiện ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như:

  • Thu rút các mối quan hệ xã hội;
  • Ảnh hưởng đến việc học tập và công việc;
  • Lạm dụng chất kích thích;
  • Dẫn đến những rối loạn tâm thần thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống;
  • Có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Điều trị sớm các biến chứng trên có thể được ngăn chặn và làm cho triệu chứng bệnh không tiến triển nặng lên.

ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM THEO MÙA

Việc điều trị còn phụ thuộc vào triệu chứng của bệnh, các bệnh lý đi kèm như trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực có hay không.

Thuốc bupropion được phê chuẩn để phòng ngừa điều trị trầm cảm theo mùa bởi Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA). Sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều trị khi bệnh tiến triển nặng hơn.

Dùng liệu pháp ánh sáng: Vào mùa đông khi ánh sáng giảm, làm thay đổi đồng hồ sinh học của con người, gây ra thay đổi về cảm xúc. Khi đủ ánh sáng sẽ có tác dụng như một thuốc chống trầm cảm. Nguồn ánh sáng mạnh gấp khoảng 20 lần ánh sáng trong phòng được chiếu vào mắt một cách gián tiếp với khoảng cách 0,7m, trong thời gian từ 10 đến 15 phút một ngày, sau đó tăng thời gian lên đến 30 đến 45 phút tùy theo đáp ứng điều trị.

Liệu pháp ánh sáng này cần phải được kéo dài cho đến khi đến mùa xuân, khi có ánh sáng tự nhiên quay trở lại.

DỰ PHÒNG TRẦM CẢM THEO MÙA

  • Để phòng bệnh trầm cảm theo mùa bạn cần dành thời gian để đi ra ngoài hàng ngày, kể cả khi trời u ám, không có nắng. Ánh sáng vào ban ngày cũng có tác dụng với bạn, nếu bên ngoài trời quá lạnh, bạn hãy kéo rèm và ngồi gần cửa sổ cho ánh nắng chiếu vào.
  • Sử dụng hộp ánh sáng 10 000 lux khi mùa thu bắt đầu, kể cả khi bạn chưa cảm thấy có dấu hiệu trầm cảm.
  • Có chế độ ăn uống cân bằng, giúp bạn có thêm năng lượng.
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 lần một tuần.
  • Bạn hãy nói về vấn đề của bạn với bác sĩ và bằng những kế hoạch đưa ra, bạn có thể tự điều chỉnh cho mình.

Những việc nên làm

  • Tuân thủ theo kế hoạch điều trị: Nếu bạn được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc hoặc liệu pháp ánh sáng thì phải thực hiện theo đúng hướng dẫn. Nếu thấy không có cải thiện bệnh thì cần tiếp tục khám bác sĩ.
  • Chăm sóc bản thân: Có chế độ ăn uống cân đối, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn, cố gắng tránh stress, giảm ảnh hưởng của stress bằng cách nói chuyện với các nhà tư vấn và trị liệu tâm lý.
  • Cần có kế hoạch trước: Bạn nên có kế hoạch cho mình trong trường hợp những triệu chứng bệnh nặng hơn. Nếu thấy những dấu hiệu của trầm cảm cần phải hành động ngay: Cần có kế hoạch làm càng nhiều việc càng tốt, có một kế hoạch bận rộn sẽ giúp bạn tránh khỏi sự rảnh rỗi quá mức khi ở nhà.
  • Có kế hoạch điều trị sớm: Hãy nói với bác sĩ điều trị của mình về vấn đề điều trị dự phòng. Nếu bạn thấy triệu chứng của bạn thường bắt đầu vào tháng 10, có thể xem xét điều trị từ tháng 9.

Không nên làm những việc sau

  • Cô lập bản thân: Trong trạng thái cô đơn một mình sẽ làm cho các triệu chứng bệnh nặng lên, kể cả khi bạn không cảm thấy muốn đi ra ngoài hoặc giao tiếp, hãy cố gắng giữ sự kết nối với bạn bè và người thân của mình.
  • Sử dụng rượu hoặc chất kích thích: Sử dụng những chất này làm cho bệnh nặng hơn và có những tương tác không tốt làm giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm.

Nguồn: Sưu tầm

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
07/07/2024 02:13
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
07/07/2024 02:13
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
07/07/2024 02:13
Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
07/07/2024 02:13
Trầm cảm – một căn bệnh đáng sợ, kẻ sát nhân thầm lặng. Mỗi năm, có hàng nghìn người tự sát chỉ vì căn bệnh này. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm trầm cảm có tự khỏi không? Trầm cảm chữa được không? Đây cũng chính là nội dung sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
07/07/2024 02:13
Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, trầm cảm là căn bệnh của người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm. Trong đó, nhiều trẻ em bị trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.