Hiểu đúng về điều trị trầm cảm bằng thuốc

04/07/2024 18:05

Điều trị trầm cảm đòi hỏi kết hợp sử dụng các phương pháp, liệu pháp khác nhau. Trong đó điều trị trầm cảm bằng thuốc là liệu pháp điều trị thường dùng nhất. Vậy có các loại thuốc điều trị trầm cảm nào, tác dụng và ảnh hưởng nào cần lưu ý,...

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Trịnh Trọng Tuấn - Bác sĩ Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi và có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Điều trị trầm cảm đòi hỏi kết hợp sử dụng các phương pháp, liệu pháp khác nhau. Trong đó điều trị trầm cảm bằng thuốc là liệu pháp điều trị thường dùng nhất. Vậy có các loại thuốc điều trị trầm cảm nào, tác dụng và ảnh hưởng cần lưu ý,... Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cụ thể. 

dieu-tri-tram-cam-bang-thuoc.png

Sử dụng thuốc chống trầm cảm cần theo chỉ định của bác sĩ - Ảnh: Canva

THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Thuốc chống trầm cảm hoạt động bằng cách làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Các chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như Serotonin và Noradrenaline, có liên quan đến tâm trạng và cảm xúc.

  • Serotonin: Serotonin đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ thể như tâm trạng, giấc ngủ, tiêu hóa, miễn dịch, xương khớp, đông máu và ham muốn tình dục. Nồng độ serotonin quá thấp hoặc quá cao có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần.
  • Noradrenaline: 
    • Norepinephrine vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh trong não. Norepinephrine đóng vai trò trong việc điều chỉnh tâm trạng, sự chú ý và cách cơ thể phản ứng với căng thẳng. Nghiên cứu cũng cho thấy nồng độ norepinephrine thấp trong não có liên quan đến các triệu chứng như tâm trạng tụt dốc, giảm động lực, kém tập trung và mức năng lượng thấp. 
    • Vì lý do này, các loại thuốc giúp tăng nồng độ norepinephrine trong não thường được sử dụng để giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.

Chất dẫn truyền thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến tín hiệu đau do dây thần kinh gửi đến, điều này giải thích tại sao một số thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm đau lâu dài.

Mặc dù thuốc chống trầm cảm có thể điều trị các triệu chứng trầm cảm nhưng không phải lúc nào cũng giải quyết được nguyên nhân gây ra trầm cảm. Đây là lý do tại sao điều trị bằng thuốc thường được kết hợp với liệu pháp tâm lý trị liệu hoặc điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.

CÁC LOẠI THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM

Thuốc chống trầm cảm được phát triển vào những năm 1950. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều loại thuốc khác nhau. 

  • Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Đây là nhóm thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất, bao gồm Sertraline (Zoloft), Paroxetine (Paxil), Citalopram (Celexa), Escitalopram (Lexapro), Flne (Prozac). So với các loại thuốc chống trầm cảm khác, SSRI thường được ưa chuộng vì gây ra ít tác dụng phụ hơn.
  • Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI): Loại thuốc này có tác dụng lên cả serotonin và norepinephrine, ví dụ như Venlafaxine (Effexor), Duloxetine (Cymbalta).
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA): Loại thuốc này ít được sử dụng hơn do có nhiều tác dụng phụ hơn, ví dụ như Imipramine (Tofranil), Amitriptyline (Elavil).
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs): MAOIs ngăn chặn tác dụng của enzyme monoamine oxidase (enzyme này có tác dụng phá hủy serotonin, norepinephrine và dopamine), từ đó làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, norepinephrine và dopamine. Mặc dù vậy, MAOIs không được kê đơn thường xuyên vì có nguy cơ tương tác nghiêm trọng với một số loại thuốc và thực phẩm nhất định.

Mỗi loại thuốc sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy việc lựa chọn loại thuốc phù hợp sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng cụ thể và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Thuốc chống trầm cảm có thể hiệu quả trong điều trị cho người bệnh trầm cảm vừa hoặc nặng. Trong khi đó với người bệnh trầm cảm nhẹ, điều trị bằng thuốc chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác như tâm lý trị liệu, thay đổi lối sống,... không hiệu quả.

nguoi-benh-dieu-tri-tram-cam-bang-thuoc.png

Mỗi loại thuốc chống trầm cảm sẽ có ưu và nhược điểm riêng - Ảnh: Canva

LỢI ÍCH VÀ TÁC DỤNG PHỤ KHI SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM

Hiệu quả thuốc chống trầm cảm

  • Giảm các triệu chứng của bệnh, cải thiện tâm trạng, năng lượng và hứng thú.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh hoạt động hiệu quả hơn trong công việc và các mối quan hệ.

Các nghiên cứu cho thấy rằng lợi ích của thuốc chống trầm cảm thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm - trầm cảm càng nghiêm trọng thì lợi ích hoặc hiệu quả sẽ càng lớn. Thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả ở mức độ trầm cảm vừa, nặng và mãn tính. 

Thuốc chống trầm cảm thường cần được dùng trong 1 hoặc 2 tuần (không bỏ liều) trước khi bắt đầu thấy được hiệu quả. Điều quan trọng là người bệnh không được tự ý ngưng thuốc nếu gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ vì những tác dụng phụ này thường biến mất sau một thời gian. Nếu bạn không yên tâm hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn. 

Bên cạnh đó, việc tìm ra loại thuốc phù hợp để điều trị tình trạng trầm cảm của mỗi người bệnh có thể là một quá trình phức tạp và khó khăn. Nếu bạn dùng thuốc chống trầm cảm trong 4 tuần mà không cảm thấy tiến triển gì, hãy trao đổi với bác sĩ, có thể cân nhắc nên tăng liều hoặc thử một loại thuốc khác.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chống trầm cảm 

Mỗi loại (nhóm) thuốc chống trầm cảm đều có những tác dụng phụ có thể xảy ra khác nhau. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ có thể xảy ra của loại thuốc cụ thể mà bạn đang dùng và theo dõi trong quá trình điều trị. 

  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Đau đầu.
  • Buồn ngủ.
  • Khô miệng.
  • Buồn nôn.
  • Chóng mặt.
  • Tăng cân. 
  • Rối loạn chức năng tình dục, giảm ham muốn tình dục.
  • Ý nghĩ tự tử: Trong vòng một tuần sau khi bắt đầu sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc khi tăng liều, một số bệnh nhân có thể có vẻ kích động, chán nản và lo âu. Các triệu chứng xấu đi khi điều trị nên được báo cáo với bác sĩ. Tình trạng này nên được theo dõi chặt chẽ bởi vì một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, dễ tự sát hơn nếu kích động, trầm cảm và lo âu nặng hơn nếu không bị phát hiện và điều trị nhanh chóng.

Như đã chia sẻ trên, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra một số tác dụng phụ, thường nhẹ và sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức.

CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM

Một số cách sau có thể giúp bạn giảm bớt tác dụng phụ khi dùng thuốc chống trầm cảm:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên hơn trong ngày để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước.
  • Cắt giảm đồ ngọt và chất béo bão hòa.
  • Ăn nhiều rau và trái cây.
  • Ghi nhật ký thực phẩm để biết liệu thứ bạn ăn có làm tăng tác dụng phụ hay không.
  • Thực hành các phương pháp thư giãn, như thở sâu hoặc yoga.
  • Tập thể dục thường xuyên.

LƯU Ý QUAN TRỌNG ĐỂ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM AN TOÀN, HIỆU QUẢ

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng vì có thể gây nguy hiểm. 
  • Sử dụng đều đặn, liên tục mỗi ngày, ngay cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn.
  • Không được tự ý ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm đột ngột. Bởi nếu giảm liều hoặc ngừng thuốc chống trầm cảm mà không có chỉ định từ bác sĩ, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ (triệu chứng về thể chất và cảm xúc nghiêm trọng như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, kích động, tăng lo lắng, ác mộng, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa,...) hoặc khiến tình trạng trầm cảm nặng hơn.
  • Tác dụng phụ là một trong những lý do chính khiến người bệnh từ bỏ dùng thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ xem liệu có cách nào để giảm thiểu hoặc loại bỏ tác dụng phụ không. Tuy vậy, như đã nói, tác dụng phụ xuất hiện khi mới bắt đầu dùng thuốc và thường giảm bớt theo thời gian.

Điều trị trầm cảm bằng thuốc là phương pháp hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng bệnh, chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với các liệu pháp tâm lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

Để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh có thể thăm khám trầm cảm tại Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa. Với đội ngũ các bác sĩ chuyên gia đầu ngành là Phó Giáo sư, Bác sĩ Chuyên khoa II,... công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, Bệnh viện Đại học Y,... giúp người bệnh yên tâm điều trị. 

Liên hệ ngay hotline 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được hỗ trợ cũng như hẹn lịch khám với các bác sĩ tâm thần tại Phòng khám Yên Hòa trong thời gian sớm nhất!
 

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.msdmanuals.com/vi-vn/
  2. https://www.nhs.uk/mental-health/talking-therapies-medicine-treatments/medicines-and-psychiatry/antidepressants/overview/
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/9301-antidepressants-depression-medication
  4. https://www.webmd.com/depression/optimizing-depression-medicines
  5. https://www.webmd.com/depression/side-effects-antidepressants

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
04/07/2024 18:05
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
04/07/2024 18:05
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
04/07/2024 18:05
Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
04/07/2024 18:05
Trầm cảm – một căn bệnh đáng sợ, kẻ sát nhân thầm lặng. Mỗi năm, có hàng nghìn người tự sát chỉ vì căn bệnh này. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm trầm cảm có tự khỏi không? Trầm cảm chữa được không? Đây cũng chính là nội dung sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
04/07/2024 18:05
Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, trầm cảm là căn bệnh của người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm. Trong đó, nhiều trẻ em bị trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.