Tìm hiểu về triệu chứng rối loạn lo âu: những biểu hiện cần lưu ý

05/07/2024 10:19

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ước tính có khoảng 4% dân số toàn cầu hiện đang mắc chứng rối loạn lo âu. Vậy có các dấu hiệu, triệu chứng rối loạn lo âu nào để người bệnh, người thân có thể nhận biết, thăm khám và điều trị sớm?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Trịnh Trọng Tuấn - Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E
Rối loạn lo âu là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ước tính có khoảng 4% dân số toàn cầu hiện đang mắc chứng rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó đây cũng là vấn đề thường gặp ở trẻ em và vị thành niên. Triệu chứng lo âu thường khởi phát trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên.
Vậy có các dấu hiệu, triệu chứng rối loạn lo âu nào để người bệnh, người thân có thể nhận biết, thăm khám và điều trị sớm. Thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.


Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đây cũng là vấn đề thường gặp ở trẻ em và vị thành niên - Ảnh: Canva


RỐI LOẠN LO ÂU - VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN PHỐ BIẾN
Thỉnh thoảng lo lắng là một phần bình thường của cuộc sống. Mọi người có lo lắng về vấn đề như sức khỏe, sự nghiệp, tiền bạc hoặc các vấn đề gia đình, bạn bè,... Nhưng rối loạn lo âu không chỉ liên quan đến lo lắng hay sợ hãi tạm thời. 
Những người mắc chứng rối loạn lo âu có thể cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng quá mức về một tình huống cụ thể. Nỗi lo lắng không biến mất và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các triệu chứng rối loạn lo âu vì thế ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như hiệu suất công việc và các mối quan hệ,...
Rối loạn lo âu, giống như các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, là kết quả của sự tương tác phức tạp của các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học. Bất cứ ai cũng có thể mắc chứng rối loạn lo âu nhưng những người từng trải qua lạm dụng, mất mát nghiêm trọng, cuộc sống căng thẳng, tiêu cực,... có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn này hơn.
Theo Báo cáo Sức khỏe tâm thần thế giới do WHO công bố năm 2022, rối loạn lo âu và trầm cảm là những rối loạn tâm thần phổ biến nhất. Tại nước ta, có khoảng 15 triệu người mắc rối loạn tâm thần, trong đó phổ biển nhất cũng là trầm cảm và rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu cũng như các vấn đề sức khỏe tinh thần khác cần được quan tâm, điều trị và căm sóc phù hợp, kịp thời. 
NHẬN BIẾT CÁC TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA RỐI LOẠN LO ÂU
Các dấu hiệu, triệu chứng rối loạn lo âu thường gặp
Triệu chứng rối loạn lo âu có thể biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau, ảnh hưởng đến cả tinh thần và có các triệu chứng cơ thể. Để nhận biết và hiểu rõ hơn về triệu chứng rối loạn lo âu, có các biểu hiện cần lưu ý sau:

  • Cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng
  • Luôn lo lắng về những điều khó có thể xảy ra, luôn có cảm giác nguy hiểm sắp xảy ra, hoảng loạn, luôn có xu hướng chờ đợi những kết cục xấu
  • Khó tập trung hoặc suy nghĩ về bất cứ điều gì khác ngoài nỗi lo lắng hiện tại
  • Tránh những tình huống mới hoặc tình huống khó xử lý
  • Khó ngủ vì lo lắng, ngủ hay giật mình, gặp ác mộng
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở, cảm giác nghẹt thở, nặng tức vùng ngực.
  • Run, vã mồ hôi
  • Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải 
  • Gặp vấn đề về đường tiêu hóa: buồn nôn, khô miệng, sôi bụng, tiêu chảy,...

Với người bệnh rối loạn lo âu có các lo âu không phù hợp với hoàn cảnh, môi trường, mang tính chất vô lý, mơ hồ. Lo âu kéo dài từ ngày này sang ngày khác, làm ảnh hưởng đến công việc, hoạt động hàng ngày.


Người bệnh lo âu kéo dài từ ngày này sang ngày khác, ảnh hưởng đến công việc, hoạt động hàng ngày - Ảnh: Canva


Triệu chứng đ  iển hình của một số dạng rối loạn lo âu
Bên cạnh các triệu chứng chung, tùy thuộc vào dạng rối loạn lo âu mà người bệnh mắc phải: rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ,... sẽ có các biểu hiện đặc trưng riêng. Cụ thể như sau: 

  • Rối loạn lo âu lan tỏa: 
    • Người bệnh lo lắng dai dẳng và quá mức về sự kiện hoặc hoạt động thường ngày. Sự lo lắng không tương xứng với hoàn cảnh thực tế, khó kiểm soát và ảnh hưởng đến cảm giác cơ thể: dễ mệt mỏi, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, căng cơ,.... 
    • Rối loạn lo âu lan tỏa thường xảy ra cùng với các rối loạn lo âu khác hoặc trầm cảm.
  • Rối loạn lo âu xã hội: Người bệnh liên quan đến biểu hiện lo lắng, sợ hãi và tránh né các tình huống xã hội do cảm giác xấu hổ, tự ti và lo lắng về việc bị người khác đánh giá hoặc nhìn nhận tiêu cực.
  • Chứng sợ khoảng trống: Là một loại rối loạn lo âu khiến người bệnh sợ hãi và thường tránh những địa điểm hoặc tình huống có thể khiến bản thân hoảng sợ, cảm thấy bị mắc kẹt, cảm giác bơ vơ, lạc lõng hoặc xấu hổ như:
    • Sợ ra khỏi nhà trong thời gian dài.
    • Sợ chỉ có một mình trong một hoạt động xã hội.
    • Sợ đám đông.
    • Sợ đi đến những nơi có không gian mở như: siêu thị, nhà hàng, bãi đậu xe, đường phố,…
    • Sợ đi đến những nơi có không gian kín như: rạp chiếu phim, cửa hàng nhỏ, thang máy,…
  • Rối loạn hoảng sợ: 
    • Người bệnh lặp đi lặp lại của cảm giác lo lắng và sợ hãi hoặc khủng bố dữ dội đột ngột đạt đến đỉnh điểm trong vòng vài phút (cơn hoảng loạn). Bạn có thể có cảm giác có cảm giác mình mất kiểm soát, sắp lên cơn đau tim hoặc sắp chết, khó thở, đau ngực hoặc tim đập nhanh. 
    • Những cơn hoảng loạn này có thể khiến người bệnh lo lắng về việc chúng sẽ xảy ra lần nữa hoặc tránh né những tình huống khiến cơn hoảng sợ xảy ra.
  • Chứng câm có chọn lọc: Đây là tình trạng trẻ thường xuyên không nói được trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn như ở trường, ngay cả khi chúng có thể nói trong những tình huống khác, chẳng hạn như ở nhà với những người thân trong gia đình. Điều này có thể cản trở việc học tập, công việc và hoạt động xã hội.
  • Rối loạn lo âu chia ly: Một chứng rối loạn thời thơ ấu được đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức liên quan đến việc xa cách cha mẹ hoặc những người khác có vai trò làm cha mẹ.
  • Ám ảnh sợ đặc hiệu: Đặc trưng bởi sự lo lắng lớn khi tiếp xúc với một đối tượng hoặc tình huống cụ thể: sợ động vật, sợ độ cao, sợ sấm sét,... và mong muốn tránh né nó. Nỗi ám ảnh gây ra cơn hoảng loạn ở một số người, cảm giác ngột ngạt, khó thở, tim đập nhanh, run tay hoặc run rẩy cả người,... 
  • Rối loạn lo âu do chất gây nghiện: Đặc trưng bởi các triệu chứng lo âu hoặc hoảng loạn dữ dội là kết quả trực tiếp của việc lạm dụng ma túy, dùng thuốc, tiếp xúc với chất độc hại hoặc cai nghiện ma túy.

KHI NÀO CẦN THĂM KHÁM VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TÂM THẦN? 
Nhận biết và hiểu rõ các triệu chứng rối loạn lo âu là một bước quan trọng để có thể tìm kiếm sự trợ giúp và điều trị phù hợp. Nếu bạn hay người thân của mình có những triệu chứng tương tự, hãy thảo luận với bác sĩ để được đánh giá và hướng dẫn điều trị thích hợp.

  • Bạn cảm thấy mình đang lo lắng quá nhiều và điều này cản trở công việc, các mối quan hệ hoặc các hoạt động khác trong cuộc sống?
  • Sự sợ hãi, lo lắng khiến bạn khó chịu và khó kiểm soát cảm xúc?
  • Bạn cảm thấy chán nản, sử dụng rượu hoặc ma túy hoặc có các vấn đề sức khỏe tâm thần khác cùng với tình trạng lo lắng?
  • Bạn nghĩ rằng sự lo lắng của bản thân có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe thể chất?
  • Bạn có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát - nếu rơi vào trường hợp này, hãy tìm cách điều trị ngay lập tức.

Những lo lắng của bạn có thể không tự biến mất và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu bạn không tìm kiếm sự giúp đỡ. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần trước khi tình trạng lo lắng tồi tệ hơn. Hơn nữa tình trạng bệnh sẽ dễ điều trị hơn nếu thăm khám sớm.
Việc điều trị rối loạn lo âu thường kết hợp sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu và trị liệu tâm lý (liệu pháp nhận thức hành vi CBT). Bệnh có thể được cải thiện nhờ can thiệp sớm, hỗ trợ của người chăm sóc và sự đồng hành của bác sĩ chuyên môn. 
Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao đang công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y,... Phòng khám đã và đang đồng hành cùng nhiều người bệnh điều trị rối loạn lo âu. Hãy chú ý nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần và thăm khám ngay hôm nay để quản lý và vượt qua rối loạn lo âu.
Liên hệ ngay hotline 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được hỗ trợ cũng như hẹn lịch khám trong thời gian sớm nhất!
Nguồn tham khảo:
 

  • https://benhviennhitrunguong.gov.vn/roi-loan-lo-au-o-tre-em-va-vi-thanh-nien.html
  • https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/anxiety-disorders
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anxiety/symptoms-causes/syc-20350961

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
05/07/2024 10:19
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
05/07/2024 10:19
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
05/07/2024 10:19
Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
05/07/2024 10:19
Trầm cảm – một căn bệnh đáng sợ, kẻ sát nhân thầm lặng. Mỗi năm, có hàng nghìn người tự sát chỉ vì căn bệnh này. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm trầm cảm có tự khỏi không? Trầm cảm chữa được không? Đây cũng chính là nội dung sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
05/07/2024 10:19
Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, trầm cảm là căn bệnh của người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm. Trong đó, nhiều trẻ em bị trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.