Lưu ngay cách điều trị một số rối loạn giấc ngủ phổ biến
Có nhiều dạng rối loạn giấc ngủ khác nhau, cách điều trị do vậy cũng sẽ tùy thuộc vào dạng rối loạn giấc ngủ người bệnh được chẩn đoán. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về cách điều trị một số loại rối giấc ngủ phổ biến.
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Thị Anh Thoa - Bác sĩ điều trị khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương
Tình trạng rối loạn giấc ngủ nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Người bệnh có thể thể cảm thấy dễ cáu gắt, nổi nóng, xa lánh mọi người, căng thẳng, lo âu,... hoặc kém tập trung, làm giảm hiệu suất công việc, kém an toàn trong việc đi lại, làm việc,... Vậy cách chữa hay điều trị rối loạn giấc ngủ như thế nào? Mời người bệnh, người nhà cùng theo dõi nội dung dưới đây
Có nhiều dạng rối loạn giấc ngủ khác nhau, cách điều trị do vậy cũng sẽ tùy thuộc vào dạng rối loạn giấc ngủ người bệnh được chẩn đoán. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về cách điều trị một số loại rối giấc ngủ phổ biến.
CÁCH ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ PHỔ BIẾN
Một số rối loạn giấc ngủ chính bao gồm:
- Mất ngủ
- Chứng ngủ rũ
- Hội chứng chân không yên
- Chứng ngưng thở khi ngủ
Cách điều trị chứng mất ngủ
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất. Mất ngủ được đặc trưng bởi việc không thể bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ.
Mất ngủ có thể có nhiều hình thức. Một số người khó ngủ, được định nghĩa là phải nằm trên giường hơn 20 - 30 phút trước khi ngủ. Một số người lại thường xuyên thức dậy hoặc thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm và không thể ngủ lại.
Những người bị chứng mất ngủ có thể là những người làm việc theo ca, người bệnh trầm cảm, lo âu,… Mất ngủ cũng dễ xảy ra hơn ở người lớn tuổi và nữ giới. .
Các phương pháp điều trị chứng mất ngủ bao gồm:
- Liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng mất ngủ (CBTI)
- Sử dụng thuốc ngủ trong thời gian ngắn bao gồm thuốc an thần/thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng histamine
- Thực hiện vệ sinh giấc ngủ để hình thành những thói quen tốt và điều chỉnh những thói quen xấu.
Điều trị chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là chứng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Nguyên nhân là do thiếu chất hóa học trong não gọi là hypocretin, giúp tăng cường sự tỉnh táo và duy trì trương lực cơ.
Chứng ngủ rũ thường được điều trị bằng thuốc, bao gồm thuốc kích thích để tỉnh táo và thuốc chống trầm cảm để giảm triệu chứng.
Chứng ngủ rũ là chứng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày - Ảnh: Canva
Cách điều trị hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên là một rối loạn vận động thần kinh đặc trưng bởi sự thúc giục không thể cưỡng lại được để di chuyển chân, cánh tay hoặc ít phổ biến hơn là các bộ phận khác của cơ thể, thường kèm theo cảm giác dị cảm (ví dụ như cảm giác bò trườn), đôi khi đau ở chi trên hoặc chi dưới. Các triệu chứng rõ hơn khi bệnh nhân không hoạt động và nghiêm trọng nhất vào gần giờ đi ngủ.
Phương pháp điều trị có thể bao gồm bổ sung sắt, giảm cân hoặc dùng thuốc. Duỗi cơ, đi bộ hoặc xoa bóp chân cũng có thể là phương pháp tốt. Nhìn chung, trước khi điều trị thuốc bệnh nhân cần được sàng lọc thiếu hụt sắt và các yếu tố tăng nặng hoặc kích hoạt triệu chứng để có điều chỉnh phù hợp. Ưu tiên sử dụng các biện pháp không dùng thuốc.
Điều trị ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một loại rối loạn xảy ra trong khi ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức.
Ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây buồn ngủ vào ban ngày, dẫn đến làm tăng nguy cơ tai nạn ô tô, khó khăn trong công việc,...
Các phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ bao gồm:
- Thay đổi tư thế ngủ
- Có thể dùng dụng cụ hỗ trợ gắn miệng đẩy hàm, điều trị viêm mũi dị ứng, bệnh lý Tai Mũi Họng gây hẹp tắc đường thở (nếu có)
- Sử dụng máy áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) nếu nhịp thở bị gián đoạn.
- Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể phẫu thuật tạo hình lưỡi gà - vòm miệng - hầu họng (UPPP): Là phẫu thuật để điều trị chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ, loại bỏ mô quá phát hoặc dư thừa ở khẩu cái mềm và làm rộng đường thở.
TỔNG QUAN CÁCH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
Nhìn chung, cách điều trị rối loạn giấc ngủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào dạng rối loạn giấc ngủ người bệnh gặp phải và nguyên nhân gây bệnh. Tổng kết lại, để chữa rối loạn giấc ngủ, qua thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp điều trị nội khoa (dùng thuốc), điều trị tâm lý và thay đổi lối sống.
Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc)
Để điều trị rối loạn giấc ngủ, người bệnh có thể được kê đơn các loại thuốc như:
- Thuốc ngủ
- Bổ sung melatonin
- Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thuốc Amitriptylin
- Sử dụng huốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng
- Thuốc điều trị cho các vấn đề sức khỏe khác
Người bệnh sử dụng bất kỳ thuốc nào đều phải cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thư giãn tâm lý
Một số liệu pháp nhận thức hành vi trong điều trị giấc ngủ như:
- Kiểm soát các kích thích
- Liệu pháp hạn chế ngủ
- Tập huấn thư giãn
- Điều chỉnh nhận thức không phù hợp về giấc ngủ
- Vệ sinh giấc ngủ: phòng ngủ yên tĩnh, an toàn, tránh ánh sáng, tránh tiếng ồn,...
Bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp điều trị nội khoa, điều trị tâm lý và thay đổi lối sống để điều trị rối loạn giấc ngủ - Ảnh: Canva
Thay đổi lối sống - Chú ý chế độ ăn tốt cho người bệnh rối loạn giấc ngủ
Bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất giúp mang lại giấc ngủ ngon và hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Các loại thực phẩm có thể làm tăng Serotonin, một loại hormone quan trọng (hormone điều hoà tâm trạng) - cùng với vitamin B6, B12 và axit folic - giúp thúc đẩy giấc ngủ lành mạnh:
- Carbohydrate phức tạp: Ăn bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, bánh quy giòn và gạo lứt. Tránh carbohydrate đơn giản, bao gồm bánh mì và đồ ngọt như bánh quy, bánh ngọt,... và các thực phẩm có đường khác. Những thực phẩm này có xu hướng làm giảm mức Serotonin và không thúc đẩy giấc ngủ.
- Protein nạc: Protein nạc bao gồm phô mai ít béo, thịt gà , gà tây và cá. Những thực phẩm này chứa nhiều axit amin tryptophan, có xu hướng làm tăng mức serotonin. Tryptophan cũng có thể được tìm thấy trong lòng trắng trứng, đậu nành và hạt bí. Mặt khác, hãy tránh các loại pho mát nhiều chất béo, cánh gà hoặc cá chiên giòn. Những thứ này mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và có thể khiến bạn tỉnh táo.
- Chất béo không bão hòa không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch mà còn cải thiện mức serotonin. Ví dụ như bơ đậu phộng, các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân, hạt điều và quả hồ trăn. Tránh thực phẩm có chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như khoai tây chiên hoặc các loại đồ ăn nhẹ giàu chất béo khác, có thể làm giảm mức serotonin.
- Thực phẩm giàu magie: Giống như tryptophan, magie cũng có liên quan đến chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Khi chọn rau cho bữa tối, hãy thử thêm các loại rau lá xanh như rau bina, có nhiều magiê. Các loại hạt, quả bơ và đậu đen cũng là những thực phẩm giàu magie .
- Đồ uống phù hợp để uống trước khi đi ngủ là sữa ấm hoặc trà thảo dược như hoa cúc hoặc bạc hà. Đối với đồ uống có chứa caffein, nếu bạn khó ngủ, hãy uống cốc cuối cùng trước 2 giờ chiều. Caffeine có thể ảnh hưởng đến mỗi người một cách khác nhau và ngay cả một lượng chất kích thích nhỏ nhất cũng có thể khiến bạn tỉnh táo.
- Các loại thảo mộc cũng có tác dụng hỗ trợ, ví dụ, cây xô thơm và húng quế chứa các chất làm giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ.
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Giữ đầu óc thư giãn, hạn chế tối đa stress, căng thẳng
- Đi ngủ đúng giờ
- Tránh làm mất nhiệt cơ thể trước khi đi ngủ
- Không sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ
- Phòng ngủ thoáng, tránh tiếng ồn và ánh sáng quá mạnh
Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ khác nhau nhưng không có phương pháp phù hợp cho tất cả người bệnh. Do vậy, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được đưa ra phác đồ phù hợp với tình trạng bệnh lý, tình trạng sức khỏe. Nếu được điều trị đúng cách, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể được cải thiện đáng kể.
Liên hệ hotline: 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được tư vấn và đặt lịch khám rối loạn giấc ngủ với chuyên gia hàng đầu về Sức khỏe - Tâm thần tại Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa.
- Địa chỉ: Số 11 i4, ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu Đô Thị Mới Yên Hoà, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Thời gian làm việc: Thứ 2 - Chủ nhật: 8h00 - 19h30
Nguồn tham khảo: