Nguyên nhân gây ra rối loạn lưỡng cực và cách điều trị

05/07/2024 18:43

Các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý - tâm thần vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh Rối loạn lưỡng cực - căn bệnh gây ra sự thay đổi bất thường về tâm trạng, năng lượng và mức độ mong muốn tham gia các hoạt động hàng ngày.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Minh Quyết - Bác sĩ khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Rối loạn lưỡng cực gây ra sự thay đổi bất thường về tâm trạng, năng lượng và mức độ mong muốn tham gia các hoạt động hàng ngày. Người mắc phải chứng Rối loạn lưỡng cực sẽ rơi vào một trong hai, hoặc cả hai tình huống: cực kỳ hưng phấn với các biểu hiện hưng cảm ở nhiều cấp độ và trạng thái trầm cảm.

NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC?

Các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý - tâm thần vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh Rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu uy tín, những yếu tố sau được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn lưỡng cực ở bất cứ người nào.

Yếu tố gen

Những đứa trẻ có bố, mẹ mắc chứng rối loạn lưỡng cực rất có thể có những triệu chứng của bệnh từ giai đoạn đầu đời. Nhiền nghiên cứu chỉ ra rằng, một số nhóm gen nhất định dễ mắc rối loạn lưỡng cực hơn bình thường. 

Dù vậy, yếu tố di truyền không được xếp đầu trong danh sách các nguyên nhân chính gây ra rối loạn lưỡng cực. Quan sát trên một số cặp song sinh chỉ ra, một trong hai đứa trẻ mắc rối loạn lưỡng cực nhưng đứa còn lại thì không. Vậy nên, khả năng mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực do gen di truyền có tỉ lệ không quá cao.

Sự kiện bất ngờ, căng thẳng trong cuộc sống

Các tình huống, sự kiện đột ngột xảy ra cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện những dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực. Cụ thể:

  • Sự tan vỡ của một mối quan hệ
  • Lạm dụng thể chất, tình dục hoặc cảm xúc
  • Cái chết của một thành viên thân thiết trong gia đình hoặc người thân yêu

Ngoài ra, triệu chứng của rối loạn lưỡng cực cũng có thể được “kích hoạt” bởi:

  • Các bệnh lý mãn tính 
  • Chứng rối loạn giấc ngủ
  • Những vấn đề nặng nề trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như tài chính, công việc hoặc các mối quan hệ xung quanh.
  • Não mất cân bằng hóa học

Rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra do sự mất cân bằng hóa học trong não. Các chất dẫn truyền thần kinh như noradrenaline, serotonin and dopamine chịu trách nhiệm kiểm soát chức năng của não bộ. Nếu có sự mất cân bằng của một hoặc nhiều chất dẫn truyền thần kinh, một số triệu chứng rối loạn lưỡng cực có khả năng xuất hiện.

Chẳng hạn, các cơn hưng cảm quá mức xảy ra khi nồng độ noradrenaline quá cao và các giai đoạn trầm cảm có thể là kết quả của việc nồng độ noradrenaline trở nên quá thấp.

roi-loan-luong-cuc-1.jpg

Những sự kiện trong cuộc sống có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn lưỡng cực - Ảnh: Sưu tầm

Tổn thương thời thơ ấu

Nhiều sự kiện, kỉ niệm thời thơ ấu gây sự đau khổ về mặt cảm xúc cũng là nguyên nhân chính khiến các biểu hiện rối loạn lưỡng cực phát triển. Những sự kiện này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng quản lý cảm xúc, dẫn đến mất cân bằng trạng thái tinh thần ở một người. Một vài tình huống nổi bật có thể kể đến như:

Uống thuốc không đúng liều lượng, lạm dụng thuốc lá và các chất kích thích dễ đưa cơ thể vào trạng thái hưng cảm nhẹ. Triệu chứng này xuất hiện rõ khi sử dụng các loại thuốc điều trị tình trạng thể chất và thuốc tâm thần - bao gồm một số thuốc chống trầm cảm. Mặt khác, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây nên trầm cảm. Vậy nên, trước khi tiếp nhận điều trị, bạn nên hỏi rõ bác sĩ về hiệu quả và ảnh hưởng của những loại thuốc này.

Chất kích thích như rượu, bia hay những loại ma túy tổng hợp gây hưng phấn hoặc ảo giác cực mạnh. Lạm dụng các chất kích thích này trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực ở mức độ nặng.

RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh rối loạn lưỡng cực dễ mắc thêm các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống như:

  • Trầm cảm nặng dẫn đến tự sát hoặc cố gắng tự sát
  • Các mối quan hệ xã hội bị phá vỡ
  • Hiệu suất làm việc, học tập trở nên kém dần 

Ngoài ra, tồn tại song song với rối loạn lưỡng cực là những hội chứng tâm lý phức tạp khác, khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn, ví dụ như:

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC?

Không thể phòng ngừa hoàn toàn chứng rối loạn lưỡng cực. Dù vậy, việc phát hiện sớm những triệu chứng ban đầu và tiếp nhận các điều trị liên quan làm giảm nguy cơ bệnh tiến triển phức tạp, giảm tỉ lệ xuất hiện các bệnh đồng thời như đã đề cập.

Nếu được chẩn đoán mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực, hãy thực hiện các biện pháp sau để tránh rơi vào tình huống các triệu chứng dần trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Chú ý đến các dấu hiệu ban đầu: khi có những đợt cảm xúc vui - buồn quá mức xảy ra bởi các tình huống, sự kiện xung quanh, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, hãy liên hệ bác sĩ tâm thần để được khám và tư vấn chính xác.
  • Hạn chế rượu, bia và các chất kích thích: bởi chúng sẽ khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn
  • Uống thuốc theo đơn, đúng liều lượng: người bệnh có thể tự ý bỏ thuốc hoặc dùng thuốc quá liều, điều này có thể khiến bệnh trở nặng.

Rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt hiệu suất làm việc, học tập và những hoạt động đòi hỏi tập trung cao. Hãy đến gặp các chuyên gia, bác sĩ tâm thần sớm nếu nghi ngờ mắc phải những dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/bipolar-disorder/causes/

https://www.mind.org.uk/information-support/types-of-mental-health-problems/bipolar-disorder/causes-of-bipolar/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bipolar-disorder/symptoms-causes/syc-20355955#:~:text=Factors%20that%20may%20increase%20the,Drug%20or%20alcohol%20abuse

https://www.nimh.nih.gov/health/publications/bipolar-disorder#:~:text=Genes,gene%20can%20cause%20the%20disorder.