Test lo âu ZUNG: cách thực hiện, tính điểm và đọc kết quả

06/07/2024 00:47

Thang đánh giá lo âu ZUNG (Zung Self-Rating Anxiety Scale) được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu, góp phần hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng, giúp các bác sĩ có thêm thông tin để kết luận bệnh, trạng thái bệnh.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Trần Thị Thu Hà - Bác sĩ tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Trong thăm khám các bệnh lý sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress,... các bài test tâm lý được sử dụng tương đối phổ biến, góp phần hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng, giúp các bác sĩ có thêm thông tin để kết luận bệnh, trạng thái bệnh. Trong đó, thang đánh giá lo âu ZUNG (Zung Self-Rating Anxiety Scale) là bài trắc nghiệm tâm lý được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu.

Cùng Phòng khám tìm hiểu về bài test lo âu ZUNG trong nội dung dưới đây cũng như hướng dẫn thực hiện, tính điểm và đọc kết quả.

test-lo-au-zung.jpg

Khi vượt quá mức độ nhất định, lo âu gây ra rối loạn chức năng và căng thẳng quá mức - Ảnh: Canva

LO ÂU QUÁ MỨC - DẤU HIỆU VẤN ĐỀ TÂM LÝ 

Hầu hết mọi người đều đã trải qua cảm giác lo âu - trạng thái cảm xúc căng thẳng, sợ hãi và không thoải mái. Lo âu ít gắn liền với thời gian chính xác của một mối đe dọa; nó có thể được dự đoán trước một mối đe dọa, tồn tại sau khi một mối đe dọa đã trôi qua, hoặc xảy ra mà không có một mối đe dọa có thể nhận biết được. 

Trong một số trường hợp lo âu mang ý nghĩa tích cực. Nó có thể giúp mọi người chuẩn bị, thực hành và tập luyện tốt hơn hay có sự cẩn trọng hợp lý trong các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn. 

Tuy nhiên, khi vượt quá mức độ nhất định, lo âu gây ra rối loạn chức năng và căng thẳng quá mức. Tại thời điểm này, nó được coi là một rối loạn.

Nhìn chung, nếu lo lắng bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đây có thể là dấu hiệu bệnh lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn.

Bạn đọc đang cảm giác căng thẳng và lo âu, ám ảnh sợ, rối loạn stress sau sang chấn, trầm cảm,... có thể thực hiện bài test đánh giá mức độ lo âu ZUNG dưới đây để tham khảo trước và thăm khám bác sĩ sớm với bác sĩ.  

THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LO ÂU ZUNG

Thang đánh giá mức độ lo âu ZUNG được Tiến sĩ William W. K. Zung, bác sĩ tâm thần của Đại học Duke nghiên cứu, phát triển vào năm 1965. ZUNG giúp đo lường mức độ lo lắng ở những bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến lo âu.

ZUNG là thang tự đánh giá, gồm 20 mục, đánh giá mức độ lo âu dựa trên 4 nhóm triệu chứng: nhận thức, thần kinh tự trị, vận động và hệ thần kinh trung ương. 

Mỗi mục được cho điểm theo thang điểm từ 1 - 4, như  sau:

  • 1: Không có
  • 2: Đôi khi
  • 3: Phần lớn thời gian
  • 4: Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Nội dung bài test lo âu ZUNG

 

STTNội dungKhông cóĐôi khiPhần lớn thời gianHầu hết hoặc tất cả thời gian
  1234
1Tôi cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ    

2

 

Tôi cảm thấy sợ vô cớ    

3

 

Tôi dễ bối rối và cảm thấy hoảng sợ    

4

 

Tôi cảm thấy như bị ngã và vỡ ra từng mảnh    

5

 

Tôi cảm thấy mọi thứ đều tốt và không có điều gì xấu sẽ xảy ra    

6

 

Tay và chân tôi lắc lư, run lên    

7

 

Tôi đang khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng.    

8

 

Tôi cảm thấy yếu và dễ mệt mỏi.    

9

 

Tôi cảm thấy bình tĩnh và có thể ngồi yên một cách dễ dàng    

10

 

Tôi cảm thấy tim mình đập nhanh    

11

 

Tôi đang khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt    

12

 

Tôi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế    

13

 

Tôi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng    

14

 

Tôi cảm thấy tê buốt, như có kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân    

15

 

Tôi đang khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng.    

16

 

Tôi luôn cần phải đi tiểu    

17

 

Bàn tay tôi thường khô và ấm    

18

 

Mặt tôi thường nóng và đỏ    

19

 

Tôi ngủ dễ dàng và luôn có một giấc ngủ tốt    

20

 

Tôi thường có ác mộng    

Cách tính điểm và đọc kết quả

Sau khi đã cho điểm xong tất cả các mục, tính tổng điểm bài test và đọc kết quả theo hướng dẫn dưới đây:  

  • Không lo âu: ≤ 40 điểm
  • Lo âu mức độ nhẹ: 41 - 50 điểm
  • Lo âu mức độ vừa: 51 - 60 điểm
  • Lo âu mức độ nặng: 61 - 70 điểm
  • Lo âu mức độ rất nặng: 71 - 80 điểm

Lưu ý khi thực hiện bài test

  • Bình tĩnh trả lời các mục của trắc nghiệm theo đúng tâm trạng thực, không che giấu
  • Không bỏ sót đề mục nào
  • Nên lựa chọn không gian làm bài test yên tĩnh, đủ ánh sáng, có bàn ghế để ngồi làm trắc nghiệm. Có thể làm online hoặc in tờ phiếu Zung và đánh giá trên giấy.

LÀM GÌ KHI CÓ KẾT QUẢ TEST LO ÂU?

Lo âu không thể được chẩn đoán bằng một bài kiểm tra duy nhất. Mặc dù hiện nay, nhiều người biết đến và thực hiện trước các bài test tâm lý online trong đó có test lo âu ZUNG. 

Tuy nhiên để chẩn đoán vẫn cần thăm khám của bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần để xác định đúng tình trạng người bệnh gặp phải, mức độ bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Hơn nữa, tình trạng bạn gặp phải có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tầm thần kinh cũng như có thể đi kèm nhiều tình trạng bệnh lý khác. 

Vậy nên, khi thăm khám tại đơn vị chuyên khoa sức khỏe tâm thần, người bệnh có thể được thực hiện các bài test tâm lý phù hợp, là 1 cơ sở để bác sĩ có thêm thông tin chẩn đoán. 

Tại Hà Nội, bạn đọc có thể thăm khám các vấn đề sức khỏe tâm thần: lo âu, trầm cảm, stress,... tại Phòng khám Chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần Yên Hòa. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần công tác tại bệnh viện đầu ngành như Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần Trung ương, Bệnh viện Đại học Y,..., Phòng khám được tin tưởng, đã thăm khám và điều trị thành công nhiều người bệnh gặp bệnh lý sức khỏe tâm thần. 

Bác sĩ là những người sẽ lắng nghe bạn, không phán xét hay nghi ngờ. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị như uống thuốc, tâm lý trị liệu hoặc các liệu pháp khác giúp cải thiện vấn đề gặp phải. 

Để được tư vấn và đặt lịch khám với đích danh các bác sĩ tại Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa, bạn đọc có thể xem thông tin chi tiết tại đây hoặc liên hệ để được hỗ trợ: 

 

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.msdmanuals.com
  2. http://nimh.gov.vn/thang-danh-gia-lo-au-zung-sas/

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài test dass 21: lưu ý thực hiện đánh giá lo âu - trầm cảm - stress
Bài test dass 21: lưu ý thực hiện đánh giá lo âu - trầm cảm - stress
06/07/2024 00:47
Bạn có thể chỉ mất một vài phút để tự đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm, stress của bản thân theo 21 câu hỏi trong bài test DASS 21. Từ đó có thể nhận biết hoặc tìm kiếm sự thăm khám, hỗ trợ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Các bài test trầm cảm phổ biến, làm bài test trầm cảm online ở đâu?
Các bài test trầm cảm phổ biến, làm bài test trầm cảm online ở đâu?
06/07/2024 00:47
Để mang đến thông tin hữu ích nhất về chủ đề này, phòng khám chia sẻ về test trầm cảm trong bài viết dưới đây, bao gồm thông tin về các bài test đánh giá trầm cảm phổ biến và đường link thực hiện test online nhanh chóng, thuận tiện.
Test trầm cảm sau sinh ở đâu? Làm bài test trầm cảm sau sinh, nhận kết quả ngay
Test trầm cảm sau sinh ở đâu? Làm bài test trầm cảm sau sinh, nhận kết quả ngay
06/07/2024 00:47
Nội dung bài test trầm cảm sau sinh tương đối ngắn gọn, dễ dàng thực hiện online. Cụ thể mời bạn đọc tìm hiểu các thông tin và thực hiện bài test online tại đây.
Test rối loạn lo âu: có những dạng nào phổ biến? Thang điểm đánh giá như thế nào?
Test rối loạn lo âu: có những dạng nào phổ biến? Thang điểm đánh giá như thế nào?
06/07/2024 00:47
Rối loạn lo âu nằm trong số các bệnh lý tâm thần phổ biến ở người Việt. Thống kê cho thấy, ngày càng có nhiều người mắc phải các triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu nhưng không phát hiện kịp thời.
Test Denver- trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lý - vận động ở trẻ em
Test Denver- trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lý - vận động ở trẻ em
06/07/2024 00:47
Test Denver là hình thức kiểm tra phổ biến và có tính khách quan cao, giúp cha mẹ nắm được con có phát triển bình thường hay không cả về thể chất lẫn tinh thần