Vai trò quan trọng của test tâm lý trẻ em và các dạng test phổ biến

06/07/2024 00:50

Thực hiện các bài kiểm tra tâm lý phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân gây bất thường tâm lý ở trẻ, từ đó phụ huynh có hướng giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Văn Hải - Bác sĩ Nội trú, Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai

Cha mẹ nào cũng muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con mình. Dù vậy, vẫn sẽ có những thời điểm con trẻ gặp phải những vấn đề trong cuộc sống dễ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển chung của cơ thể. 

Nếu bé có những biểu hiện bất thường về tính cách, cách cư xử hoặc cách thể hiện cảm xúc, bố mẹ và người thân xung quanh nên tìm đến những bài đánh giá tâm lý uy tín. Thực hiện các bài kiểm tra tâm lý phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân gây bất thường tâm lý ở trẻ, từ đó phụ huynh có hướng giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời.

BÀI TETS TÂM LÝ LÀ GÌ?

Bài kiểm tra/đánh giá tâm lý là một phương pháp dùng để đo lường hành vi và các đặc điểm tâm lý khác của một cá nhân như suy nghĩ, cư xử, phản ứng... Dựa vào những thông tin và kết quả thu được, các chuyên gia sẽ đánh giá chung về tình trạng cụ thể, lấy đó làm cơ sở để đưa ra lời khuyên cũng như cách điều trị. 

Các bài kiểm tra tâm lý được nghiên cứu và chuẩn hóa trên nhiều đối tượng khác nhau để đánh giá hiệu quả và mức độ chính xác. Hiện có nhiều bài test tâm lý cho từng độ tuổi cụ thể với mục đích xác định vấn đề tâm lý mà một cá nhân đang gặp phải.

BÀI TEST TÂM LÝ TRẺ EM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Các bài test tâm lý trẻ em thường được tiến hành bởi bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý được đào tạo chính quy. Mục đích của việc thực hiện các bài test tâm lý ở trẻ là nhằm đánh giá khả năng và thu thập thông tin về các dấu hiệu bất ổn về tinh thần mà trẻ đang mắc phải. Có nhiều cách để thực hiện đánh giá tâm lý ở trẻ nhỏ.

Phỏng vấn lâm sàng

Phỏng vấn lâm sàng là một cuộc đối thoại giữa chuyên gia tâm lý và trẻ được cho có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Chuyên gia sẽ đặt những câu hỏi có liên quan đến vấn đề hay những khó khăn mà trẻ đang gặp phải ở hiện tại cũng như trong quá khứ. Buổi phỏng vấn lâm sàng giúp chuyên gia/bác sĩ có cơ hội quan sát cách trẻ suy nghĩ, đưa ra câu trả lời và tương tác với người xung quanh.

153032-tre-tu-ky.jpg

Test tâm lý trẻ em có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau - Ảnh: Internet

Phỏng vấn với phụ huynh, người bảo hộ hoặc giáo viên

Bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý sẽ nói chuyện với những đối tượng hiểu bệnh nhân nhất - đó có thể là bố mẹ, người bảo hộ hoặc giáo viên của trẻ. Việc trao đổi với người lớn giúp bác sĩ/chuyên gia có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Chẳng hạn, phụ huynh có thể cung cấp thêm các thông tin cá nhân về con của mình, giáo viên có thể thuật lại những hành vi của trẻ ở môi trường học đường.

Làm các bài trắc nghiệm tâm lý 

Bên cạnh phỏng vấn trực tiếp, việc đánh giá tình trạng tâm lý của trẻ có thể được thực hiện bởi các bài trắc nghiệm tâm lý. Chuyên gia có thể sử dụng một hoặc nhiều bài test tâm lý khác nhau mà đối tượng thực hiện là con trẻ và cả phụ huynh. Phụ thuộc vào lý do đưa trẻ đến kiểm tra tâm lý mà chuyên gia sẽ cho trẻ thực hiện bài test phù hợp. Ví dụ, nếu con bạn gặp khó khăn với thành tích học tập, bác sĩ lâm sàng có thể chọn các bài kiểm tra đánh giá chức năng nhận thức và phong cách học tập.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TEST TÂM LÝ CHO TRẺ

Các bài test tâm lý cho trẻ em thường được sử dụng với mục đích xác định hành vi, suy nghĩ, cử chỉ, cách giao tiếp của một đứa trẻ so với các bạn đồng trang lứa. Kết quả đánh giá tâm lý cho biết liệu con bạn có đang gặp phải các vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, học tập, phát triển thể chất và tinh thần, giao tiếp - cư xử, đồng thời cho biết mức độ nghiêm trọng khi tâm lý của trẻ đang ở trạng thái bất bình thường. 

Kết quả đánh giá tâm lý ở trẻ còn giúp phụ huynh cũng như hệ thống giáo dục nói chung có những phương án can thiệp phù hợp để trẻ vượt qua những khó khăn hiện tại. Chẳng hạn, trẻ em được chẩn đoán mắc các chứng khó nhận thức, tăng động, hội chứng tự kỷ hay thiểu năng trí tuệ cần được quan tâm, nhận nhiều hỗ trợ từ phía nhà trường, hệ thống y tế - chăm sóc sức khỏe và cộng đồng xung quanh.

Những bài test tâm lý trẻ em thường bao gồm nhiều dạng câu hỏi tâm lý khác nhau, ví dụ như:

  • Trẻ có mắc chứng tự kỷ không?
  • Trẻ có mắc chứng ADHD không?
  • Tại sao trẻ gặp khó khăn khi đọc/viết?

Câu trả lời do phụ huynh cung cấp, cùng với phỏng vấn lâm sàng và các thông tin nền về con trẻ sẽ là cơ sở để chuyên gia tâm lý đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng cũng như có phác đồ điều trị thích hợp.

20210613_145320_319139_test-denver-tre-cha.max-1800x1800.jpg

Các bài test tâm lý trẻ em giúp xác định trẻ có dấu hiệu bất thường về tâm lý hay không - Ảnh: Internet

CÁC BÀI TEST TÂM LÝ PHỔ BIẾN Ở TRẺ EM

Có nhiều bài test tâm lý trẻ em đã được nghiên cứu và sử dụng phổ biến. Như đã đề cập, dựa vào độ tuổi và mục đích kiểm tra mà bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng loại test phù hợp để đưa ra kết luận sau cùng về sức khỏe tinh thần của bé. 

Tại Việt Nam, hội chứng tự kỷ là lý do phổ biến khiến nhiều phụ huynh đưa con đến kiểm tra tại các phòng khám tâm lý. Do đó, Phòng khám Yên Hòa giới thiệu đến bạn đọc 2 bài test phổ biến chẩn đoán hội chứng tự kỷ ở trẻ là test CARS và test M-CHAT.

Thang chẩn đoán tự kỷ CARS 

CARS - Childhood Autism Rating Scale là Thang chẩn đoán tự kỷ tuổi ấu thơ. Công cụ này được thiết kế dưới dạng bảng hỏi và quan sát, dùng để chẩn đoán tự kỷ từ 24 tháng tuổi. CARS kiểm tra 15 lĩnh lực khác nhau nhằm đưa ra các mức độ tự kỷ. CARS có thể sử dụng đánh giá trẻ tự kỷ với nhiều mục đích khác nhau như: để xây dựng chương trình can thiệp sớm, theo dõi định kỳ trẻ tự kỷ, đánh giá hiệu quả can thiệp…

CARS là một công cụ kết hợp bởi báo cáo của cha mẹ và quan sát trực tiếp của các chuyên gia trong khoảng 30 - 45 phút. (Theo Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28).

Từng câu trả lời trong thang đánh giá CARS sẽ được tính theo thang điểm từ 1 đến 4, trong đó 1 mang ý nghĩa “bình thường” và 4 mang ý nghĩa “có khả năng tự kỷ”. Điểm của từng câu trả lời được cộng lại để ra điểm số cuối cùng. Đó là cơ sở để bác sĩ/chuyên gia xác định trẻ có mắc chứng tự kỷ hay không.

Theo nghiên cứu, thang đánh giá CARS có thể cung cấp thông tin về: 

  • Tương tác với mọi người xung quanh
  • Phản ứng về cảm xúc, lắng nghe, quan sát
  • Khả năng thích nghi/thay đổi
  • Khả năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
  • Phản ứng của các giác quan
  • Sự sợ hãi và lo lắng…

Việc quan sát liên tục và chi tiết con trẻ trong quá trình thực hiện thang đánh giá CARS đóng vai trò quan trọng. Cần làm rõ mọi thông tin trong thang đánh giá lẫn thông tin được cung cấp từ phía người thân để kết quả chẩn đoán đạt tỉ lệ chính xác cao. 

Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ M-CHAT

M-CHAT là một bảng kiểm sàng lọc tự kỷ được thiết kế để sàng lọc trẻ tự kỷ từ 18 tháng tuổi. M-CHAT có khả năng xác định chính xác trẻ em có mắc chứng tự kỷ hay không nếu bố mẹ thực hiện bảng kiểm sớm trước khi các dấu hiệu trở nên trầm trọng. 

Năm 2001, tác giả Robin, Fein, Baron & Green (Mỹ) đã bổ sung thêm 14 câu hỏi thuộc các lĩnh vực rối loạn vận động, quan hệ xã hội, bắt chước và định hướng. Bảng kiểm này được thiết kế đơn giản với 23 câu hỏi, chỉ mất 5 đến 10 phút để phỏng vấn cha mẹ và đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Phiên bản sửa đổi “M-CHAT 23” đã chứng tỏ đây là một công cụ được đánh giá cao về độ tin cậy, đồng thời có độ nhạy cao hơn CHAT - bảng kiểm phiên bản sơ khai.

Nhóm tác giả M-CHAT đã và đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện bảng kiểm này. Họ đã tổng hợp hơn 4.000 M-CHAT từ hàng trăm bác sĩ nhi khoa. Mặt khác, bảng kiểm M-CHAT đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ và được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu về các dấu hiệu ban đầu của hội chứng tự kỷ.

MỘT SỐ BÀI TEST TÂM LÝ TRẺ EM KHÁC

Ngoài thang chẩn đoán CARS và bảng kiểm M-CHAT, có nhiều bài test tâm lý trẻ em khác cũng được sử dụng phổ biến hiện nay mà bạn đọc có thể tham khảo thêm, chẳng hạn như:

  • ADI - R: Bảng phỏng vấn chẩn đoán tự kỷ có điều chỉnh (The Autism Diagnostic Interview - Revised). Đây là công cụ chẩn đoán tự kỷ thông qua việc tìm hiểu các vấn đề về giao tiếp và ngôn ngữ, kĩ năng xã hội, chơi và hành vi với các thông tin do cha mẹ cung cấp, được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí của ICD - 10 và DSM - IV.
  • RADS là thang tự đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên, gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ của các triệu chứng. RADS phù hợp cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 - 20.
  • Bài test khả năng phát triển: dùng để xác định liệu một đứa trẻ có đáp ứng các cột mốc phát triển bình thường hay không ở nhiều khía cạnh gồm giao tiếp cảm thụ, biểu cảm, phát triển nhận thức.

Với những thông tin chung về các bài test tâm lý trẻ em phổ biến, hy vọng quý phụ huynh sẽ chú ý quan sát con trẻ để sớm phát hiện nếu con có biểu hiện bất thường hay gặp vấn đề tâm lý, từ đó sớm có phương án giải quyết tình trạng để cải thiện sức khỏe tinh thần ở trẻ, đồng thời duy trì khả năng phát triển bình thường.

Nguồn:

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài test dass 21: lưu ý thực hiện đánh giá lo âu - trầm cảm - stress
Bài test dass 21: lưu ý thực hiện đánh giá lo âu - trầm cảm - stress
06/07/2024 00:50
Bạn có thể chỉ mất một vài phút để tự đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm, stress của bản thân theo 21 câu hỏi trong bài test DASS 21. Từ đó có thể nhận biết hoặc tìm kiếm sự thăm khám, hỗ trợ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Các bài test trầm cảm phổ biến, làm bài test trầm cảm online ở đâu?
Các bài test trầm cảm phổ biến, làm bài test trầm cảm online ở đâu?
06/07/2024 00:50
Để mang đến thông tin hữu ích nhất về chủ đề này, phòng khám chia sẻ về test trầm cảm trong bài viết dưới đây, bao gồm thông tin về các bài test đánh giá trầm cảm phổ biến và đường link thực hiện test online nhanh chóng, thuận tiện.
Test trầm cảm sau sinh ở đâu? Làm bài test trầm cảm sau sinh, nhận kết quả ngay
Test trầm cảm sau sinh ở đâu? Làm bài test trầm cảm sau sinh, nhận kết quả ngay
06/07/2024 00:50
Nội dung bài test trầm cảm sau sinh tương đối ngắn gọn, dễ dàng thực hiện online. Cụ thể mời bạn đọc tìm hiểu các thông tin và thực hiện bài test online tại đây.
Test rối loạn lo âu: có những dạng nào phổ biến? Thang điểm đánh giá như thế nào?
Test rối loạn lo âu: có những dạng nào phổ biến? Thang điểm đánh giá như thế nào?
06/07/2024 00:50
Rối loạn lo âu nằm trong số các bệnh lý tâm thần phổ biến ở người Việt. Thống kê cho thấy, ngày càng có nhiều người mắc phải các triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu nhưng không phát hiện kịp thời.
Test Denver- trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lý - vận động ở trẻ em
Test Denver- trắc nghiệm đánh giá sự phát triển tâm lý - vận động ở trẻ em
06/07/2024 00:50
Test Denver là hình thức kiểm tra phổ biến và có tính khách quan cao, giúp cha mẹ nắm được con có phát triển bình thường hay không cả về thể chất lẫn tinh thần