Cải thiện sức khỏe tinh thần: người bệnh trầm cảm nên làm gì?
Trầm cảm là một chứng bệnh phức tạp có thể xảy ra với bất cứ ai trong xã hội hiện nay. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng nhất định đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh và các mối quan hệ xung quanh.
Trầm cảm là một chứng bệnh phức tạp có thể xảy ra với bất cứ ai trong xã hội hiện nay. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng nhất định đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh và các mối quan hệ xung quanh. Nguy hiểm hơn cả, trầm cảm tác động tiêu cực đến tinh thần của người bệnh khiến họ thậm chí có ý định tự sát nếu bệnh bước sang giai đoạn nặng.
Vậy, người mắc bệnh trầm cảm nên làm gì để kiểm soát kịp thời tình trạng bệnh, ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn?
PHÁT HIỆN DẤU HIỆU TRẦM CẢM KỊP THỜI
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm thường bị ngó lơ hoặc nhầm lẫn với trạng thái cơ thể mệt mỏi bởi sự tương đồng. Tuy nhiên, nếu một số triệu chứng kéo dài trong khoảng 2 tuần trở lên, độ nghiêm trọng ngày càng tăng và cơ thể có dấu hiệu suy nhược, có thể bạn hoặc người thân đã mắc phải trầm cảm.
Dưới đây là một vài dấu hiệu phổ biến thường thấy ở bệnh nhân trầm cảm cả 3 giai đoạn nhẹ, vừa và nặng.
Cảm giác chán nản, không còn hứng thú với điều gì
Bệnh nhân trầm cảm dần mất đi sự thích thú với những điều xung quanh mình. Họ không còn cảm thấy thú vị và quan tâm đến những thói quen, đam mê trước đó. Họ tự cách ly mình khỏi xã hội và các hoạt động thường nhật. Nhiều bệnh nhân nam thậm chí mắc phải chứng liệt dương và không còn ham muốn tình dục trong thời gian bị trầm cảm.
Mệt mỏi, có vấn đề với giấc ngủ thường xuyên
Cảm giác mệt mỏi, chán chường, không có năng lượng là nguyên nhân khiến người bệnh trầm cảm không muốn vận động. Tình trạng này kéo dài gây suy nhược cơ thể và dẫn đến mất ngủ, khó ngủ thường xuyên. Thậm chí, sau mỗi giấc ngủ, người bệnh có cảm giác mệt hơn và không thể hồi phục năng lượng như bình thường.
Mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm - Ảnh: Internet
Khẩu vị thay đổi, tă ng/giảm cân thất thường
Cân nặng và khẩu vị là yếu tố thay đổi dễ thấy ở người mắc bệnh trầm cảm. Nhiều bệnh nhân luôn trong tình trạng thèm ăn, thích ăn đồ ngọt dẫn đến tăng cân không kiểm soát. Ngược lại, nhiều người không cảm giác đói, ăn ít hay thậm chí bỏ bữa liên tục. Những bệnh nhân này tụt cân rất nhanh, người xanh xao thiếu chất. Tệ hơn, người bệnh có thể mắc thêm chứng chán ăn tâm thần.
Không thể kiểm soát cảm xúc
Tức giận bộc phát đột ngột, không vì lý do gì là dấu hiệu bệnh trầm cảm đang bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Nhiều bệnh nhân có thể bật khóc vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Triệu chứng này phổ biến hơn cả ở các bà mẹ sau sinh và những người vừa trải qua cú sốc lớn.
Có suy nghĩ và hành động tự sát, tổn thương cơ thể nghiêm trọng
Bước vào giai đoạn trầm cảm nặng, người bệnh có xu hướng hành động tổn hại nghiêm trọng cơ thể bằng nhiều cách khác nhau. Nguy hiểm hơn, họ có suy nghĩ tự sát, lên kế hoạch và hành động để đạt được mục đích đó. Bản thân người trầm cảm nặng có suy nghĩ họ là gánh nặng của gia đình và người thân, vì thế họ luôn tìm cách kết liễu mạng sống trong im lặng.
NGƯỜI TRẦ M CẢM NÊN LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ BỆNH TIẾN TRIỂN?
Bệnh trầm cảm có thể tiến triển nhanh theo hướng tiêu cực nếu người bệnh không tự ý thức cải thiện hành động, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Tinh thần lạc quan là liều thuốc hữu hiệu giúp cải thiện bệnh trầm cảm theo hướng tích cực.
Vậy, bệnh nhân trầm cảm nên làm gì để hồi phục thể chất và tinh thần?
Bên cạnh điều trị bằng thuốc và trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý, người trầm cảm có thể chủ động cải thiện sức khỏe toàn diện với những gợi ý sau đây.
Cố gắng vận độ ng mỗi ngày
Chứng rối loạn trầm cảm cản trở người bệnh tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày bởi cảm giác buồn bã, không có năng lượng. Chỉ cần cố gắng vận động nhẹ vào thời điểm bất kỳ trong ngày (ưu tiên buổi sáng), lượng dopamine tiết ra sẽ giúp người bệnh sảng khoái hơn, cải thiện tinh thần tích cực và giúp họ dần có hứng thú trở lại với cuộc sống.
Giai đoạn trầm cảm nhẹ là thời điểm vàng mà người bệnh nên vận động thường xuyên để hạn chế các triệu chứng diễn biến tiêu cực. Dưới đây là một vài gợi ý giúp người bệnh luôn trong trạng thái hoạt động cả thể chất lẫn tinh thần:
- Liệt kê các hoạt động ưa thích càng nhiều càng tốt
- Lên kế hoạch vận động cho mỗi ngày
- Tăng thời gian cho các hoạt động đặc biệt yêu thích
- Trò chuyện cùng người thân về những gì đã làm được trong ngày
- Vận động hàng ngày vừa tốt cho sức khỏe thể chất, vừa hạn chế người bệnh đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực. Từ đó, tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.
- Khôi phục thói quen ngủ nghỉ lành mạnh
Vận động thường xuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh trầm cảm tốt hơn - Ảnh: Internet
Thực tế cho thấy, giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các triệu chứng trầm cảm cho dù ở giai đoạn nào của bệnh. Nếu cải thiện giấc ngủ tốt, người bệnh trầm cảm có cơ hội hồi phục nhanh và giảm rủi ro bệnh tiến triển nặng.
Ở mức độ trầm cảm nặng, việc cải thiện giấc ngủ sẽ được điều trị bởi các loại thuốc do bác sĩ kê đơn. Ngược lại, người bệnh trầm cảm ở trạng thái nhẹ hoặc vừa có thể tham khảo một số cách giúp ngủ ngon giấc hơn như sau:
- Tạo thói quen đi ngủ và dậy vào một khung giờ nhất định trong nhiều ngày
- Cố gắng giải quyết các vấn đề khiến bạn lo lắng để không suy nghĩ về chúng vào buổi tối
- Không uống đồ uống có caffein sau 4 giờ chiều. Hạn chế lượng caffein nạp vào cơ thể ít hơn 2 cốc nhỏ mỗi ngày.
- Không sử dụng các loại đồ uống có cồn trước giờ đi ngủ bởi cồn có thể gây ra mất ngủ hoặc thức giấc giữa đêm.
- Dừng làm việc/học tập 30 phút và tập các động tác thư giãn, thả lỏng cơ thể trước khi ngủ.
- Không sử dụng các thiết bị di động trước khi đi ngủ 1 tiếng. Đặt các thiết bị này xa giường ngủ để não bộ không bị ảnh hưởng bởi sóng từ.
Các gợi ý trên tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự kiên trì và mật độ thực hiện thường xuyên. Chúng mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện giấc ngủ không chỉ dành cho bệnh nhân trầm cảm mà cho tất cả mọi người, đặc biệt là người trẻ tuổi.
Cải thiện tập trung, hạn chế suy nghĩ tiêu cực
Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực là dấu hiệu điển hình ở bệnh nhân trầm cảm. Những luồng suy nghĩ tiêu cực khiến bản thân người bệnh dần trở nên nhạy cảm, khó kiểm soát các trạng thái cảm xúc của bản thân, gây mất tập trung trong công việc và các hoạt động thường ngày.
Giảm suy nghĩ tiêu cực, kiểm soát cảm xúc tốt là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh trầm cảm dần làm chủ được bản thân. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu sự chủ động và kiên nhẫn cao độ ở những người mắc bệnh.
Một số tips thông dụng để người bệnh trầm cảm hạn chế các luồng suy nghĩ tiêu cực như:
- Viết xuống toàn bộ những điều mà bạn đang suy nghĩ hay lo lắng về nó. “Đối mặt” với từng vấn đề, phân tích những lo lắng đó liệu có đáng hay không và tự tìm cách giải quyết những vấn đề đó hoặc chia sẻ cùng người thân xung quanh.
- Chấp nhận những luồng suy nghĩ đó nhưng không nghĩ sâu hơn. Hãy tập trung cho các hoạt động ở hiện tại.
- Nên thư giãn, giải trí bằng những hoạt động nhẹ nhàng. Tránh đưa ra các quyết định quan trọng trong thời điểm nhạy cảm này.
- Cố gắng kiểm soát cơn cáu gắt bằng nhiều cách
Người bệnh trầm cảm trong thời gian dài thường có triệu chứng cau có, gắt gỏng bất thường không vì lý do cụ thể nào. Tình trạng này phần lớn bị ảnh hưởng bởi việc thiếu ngủ/mất ngủ thường xuyên.
Đôi khi cơn cáu gắt xảy ra mà chính thân chủ cũng không nhận thức được mình đang bộc phát. Do đó, khi đang ở trạng thái bình tĩnh, hãy thực hiện các lời khuyên sau đây:
- Chia sẻ với người thân, bạn bè về tình trạng gắt bỏng bất thường của bản thân để nhận sự thông cảm và hỗ trợ từ họ.
- Tham khảo và tập các thói quen thư giãn, lấy lại bình tĩnh khi não bộ chuẩn bị bước vào trạng thái căng thẳng.
- Tìm đến người có thể hỗ trợ ngay lập tức
Gắt gỏng, rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến những hành động mất kiểm soát. Hơn nữa, bệnh nhân trầm cảm khó có thể quản lý cảm xúc tiêu cực. Vậy nên, ở trạng thái thông thường, người trầm cảm nên tự tập các thói quen giúp điều khiển cảm xúc, thư giãn não bộ. Hãy cố gắng không tham gia vào những cuộc tranh cãi để không gây ức chế não bộ - nguy cơ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải trầm cảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không may người thân của bạn có các dấu hiệu của chứng rối loạn trầm cảm, hãy chủ động trò chuyện và giúp đỡ họ bằng nhiều cách:
- Giải thích cho họ hiểu rằng trầm cảm là một dạng bệnh tổn thương đến trình trạng sức khỏe. Trầm cảm cần được điều trị đúng cách bằng thuốc và tư vấn tâm lý.
- Khuyên người bệnh đến gặp chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần ngay khi các dấu hiệu bắt đầu xuất hiện trên 2 tuần.
- Thể hiện sự sẵn lòng giúp đỡ bằng việc chủ động trò chuyện, đề xuất các chuyên gia tâm lý uy tín hoặc các phòng khám điều trị trầm cảm hiệu quả.
- Sẵn sàng lắng nghe và không đánh giá những thông tin mà họ chia sẻ. Trong nhiều trường hợp, lắng nghe những chia sẻ từ người bệnh trầm cảm là liệu pháp điều trị hiệu quả.
Đối với các bệnh nhân trầm cảm nặng có hành động tổn thương cơ thể hay ý định tự sát, người thân cần phải quan tâm và cẩn trọng hơn trong quá trình tương tác hàng ngày:
- Chia sẻ sâu về những hành động, suy nghĩ của họ trong khoảng thời gian trầm cảm. Hãy đưa ra những câu hỏi để biết dược liệu họ có đang nghĩ đến cái chết hay ốc gắng lên kế hoạch tự sát hay không.
- Bảo đảm họ an toàn và luôn để họ trong tầm quan sát. Loại bỏ các vật dụng nguy hiểm xung quanh môi trường sống, kiểm soát lượng thuốc sử dụng hàng ngày,...
- Luôn có người thân bên cạnh phòng trường hợp bất đắc dĩ xảy ra. Sẵn sàng kết nối với trung tâm y tế gần nhất hoặc chuyên gia tâm lý nếu người bệnh cần cấp cứu.
Điều trị trầm cảm cần thời gian và phác đồ phù hợp cho từng nguyên nhân bệnh cụ thể. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng có thể tái phát dù bệnh nhân đã được đánh giá hồi phục. Vì thế, giữ vững tinh thần lạc quan, thực hiện các thói quen tốt cho cơ thể và não bộ là những điều mà người trầm cảm nên làm, dù trong quá trình điều trị hay đã kết thúc liệu trình.
(Sưu tầm)