Cách nhận biết và chẩn đoán tự kỷ ở trẻ em

05/07/2024 18:41

Đối với Rối loạn tự kỷ, việc chẩn đoán và nhận biết là điều không dễ dàng bởi không có xét nghiệm hay chụp chiếu nào là căn cứ chính xác để bác sĩ đưa ra chẩn đoán sau cùng.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Nguyễn Minh Quyết - Bác sĩ khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Giai đoạn mang thai là thời gian quan trọng để cơ thể của trẻ phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, khó tránh khỏi nguy cơ bào thai đột biến về gen, ảnh hưởng của môi trường hoặc một số các nguyên nhân khác khiến trẻ sinh ra bị dị tật, bệnh bẩm sinh hay rối loạn tự kỷ.

Đối với Rối loạn tự kỷ, việc chẩn đoán và nhận biết là điều không dễ dàng bởi không có xét nghiệm hay chụp chiếu nào là căn cứ chính xác để bác sĩ đưa ra chẩn đoán sau cùng. Cùng Phòng khám Yên Hòa tìm hiểu cách nhận biết và chẩn đoán hội chứng Rối loạn tự kỷ ở trẻ em qua bài viết sau đây.

ĐƯA TRẺ ĐI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ

Cho trẻ kiểm tra sức khỏe định kỳ cùng bác sĩ nhi khoa là bước quan trọng đầu tiên trong chẩn đoán bệnh tự kỷ cũng như chăm sóc sức khỏe toàn diện, đặc biệt ở hai cột mốc 18 tháng và 24 tháng tuổi. Việc kiểm tra định kỳ đảm bảo bé phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, cho dù có hay không các triệu chứng của tự kỷ.

Tại những lần thăm khám này, bác sĩ nhi khoa sẽ theo dõi và nói chuyện với bé. Các bác sĩ cũng sẽ hỏi phụ huynh những câu hỏi về lịch sử gia đình (liệu có ai trong gia đình mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ hay không) cũng như quan sát của các ông bố, bà mẹ về sự phát triển và hành vi của con trong suốt thời gian vừa qua.

photo-1-15444336283411935893233.png

Đưa trẻ đi khám thường xuyên giúp chẩn đoán sớm dấu hiệu tự kỷ - Ảnh: Sưu tầm

Những câu hỏi quan trọng, đồng thời cũng là những thông tin mà bác sĩ cần biết để đánh giá sự phát triển của bé:

  • Con có cười khi được 6 tháng không?
  • Trẻ có bắt chước âm thanh và nét mặt lúc 9 tháng không?
  • Trẻ có bập bẹ và thủ thỉ lúc 12 tháng không?

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi về những điều sau:

  • Có hành vi nào của con bất thường hoặc lặp đi lặp lại không?
  • Con có gặp khó khăn khi giao tiếp bằng mắt không?
  • Con có tương tác với mọi người và chia sẻ kinh nghiệm không?
  • Con có phản ứng khi ai đó cố gắng thu hút sự chú ý không?
  • Giọng điệu của con có “bằng phẳng” không?
  • Con có hiểu hành động của người khác không?
  • Con có nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn hoặc nhiệt độ không?
  • Có vấn đề gì về giấc ngủ hoặc tiêu hóa không?
  • Con có xu hướng khó chịu hay tức giận?

Câu trả lời của bạn rất quan trọng trong quá trình sàng lọc tự kỷ ở trẻ. Nếu mọi câu trả lời đều ổn, bố mẹ không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu trẻ có vấn đề về phát triển hoặc những thông tin mà phụ huynh cung cấp khiến bác sĩ nhi khoa lo ngại, họ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa cụ thể để làm thêm các xét nghiệm hoặc đánh giá cần thiết cho quá trình chẩn đoán.

THỰC HIỆN CÁC BÀI KIỂM TRA, THANG ĐÁNH GIÁ TỰ KỶ

Khi những câu trả lời mang hơi hướng tiêu cực, biểu hiện trẻ có dấu hiệu của tự kỷ, cuộc hẹn tiếp theo của phụ huynh có thể sẽ là với một nhóm chuyên gia về ASD - nhà tâm lý học trẻ em hay nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ. 

Thực hiện thêm các bài kiểm tra hoặc thang đánh giá tự kỷ thường nhằm kiểm tra những thứ như trình độ nhận thức, khả năng ngôn ngữ và các kỹ năng sống khác của trẻ như ăn uống, mặc quần áo và đi vệ sinh.

bai-test-tre-tu-ky-1.jpg

Test tự kỷ là công cụ giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh khá chính xác - Ảnh: Sưu tầm

Để nhận được chẩn đoán chính thức liệu có mắc hội chứng rối loạn tự kỷ hay không, con bạn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của DMS-5 (do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản).

Trẻ phải có một trong hai hoặc cả hai khiếm khuyết sau đây mới có nguy cơ bị tự kỷ, đó là:

Khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội 

Đối với trẻ mắc ASD, thật khó để “kết nối” hoặc dự đoán phản ứng của người khác, đọc các tín hiệu xã hội, giao tiếp bằng mắt hoặc trò chuyện. Chúng có thể không bắt đầu biết nói sớm như những đứa trẻ khác hoặc gặp khó khăn với vận động như chơi thể thao hoặc vẽ và viết.

Hành vi bị hạn chế và lặp  đi lặp lại

Trẻ tự kỷ khó để cơ thể ở yên một chỗ, thường xuyên lặp lại các cụm từ hoặc trở nên khó chịu với những thay đổi dù chỉ nhỏ trong thói quen của chúng. Chúng thường thích đặc biệt một chủ đề nào đó và rất nhạy cảm với màu sắc.

CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ 

Nhìn chung, với việc sớm đưa trẻ đi khám, đồng thời quan sát quá trình phát triển của bé từ lúc sinh ra đến các cột mốc tháng tuổi quan trọng đã giúp phụ huynh hoặc người giám hộ nhận biết các nguy cơ, triệu chứng tự kỷ ở trẻ nếu có, thậm chí cả sự bất thường về cơ thể và tâm lý. 

Chẩn đoán chính xác tự kỷ ở trẻ sẽ là nhiệm vụ của các chuyên gia và bác sĩ với các bước cụ thể như sau:

  • Khám lâm sàng các chuyên khoa thần kinh, nội khoa, tâm thần, răng hàm mặt, tai mũi họng, đo thính lực…
  • Đánh giá theo thang DSM-IV.
  • Test tâm lý: Denver II, M – CHAT, CARS, thang hành vi cảm xúc.

Sau khi sàng lọc các dấu hiệu cụ thể, trẻ tiếp tục được chỉ định gặp chuyên gia về tự kỷ để thực hiện điều trị lâu dài.

NÊN KHÁM TỰ KỶ Ở ĐÂU TẠI HÀ NỘI?

Điều trị tự kỷ sớm giúp trẻ có cơ hội phát triển gần như bình thường như bạn bè cùng trang lứa, đồng thời cho bé cơ hội hòa nhập với cộng đồng, môi trường xung quanh một cách tự nhiên. Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa là một trong những địa chỉ khám và điều trị chuyên sâu bệnh lý tâm thần, các vấn đề tâm lý ở người lớn và trẻ em uy tín tại Hà Nội.


kham-roi-loan-hoang-tuong-phong-kham-chuyen-khoa-yen-hoa.jpg

Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa có đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý - tâm thần tại khu vực phía Bắc cũng như cả nước. Một số bác sĩ giỏi hiện có lịch khám tại Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa bao gồm:

  • Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hữu Bình: Thầy thuốc nhân dân, Nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần trường Đại học Y Hà Nội.
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Nguyễn Ngọc: Trưởng phòng điều trị Rối loạn cảm xúc – Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Giảng viên Bộ môn Tâm thần – Trường Đại học Y Hà Nội, Bác sĩ Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Yến: Phó trưởng khoa khám tự nguyện M2 - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ hiện đang công tác tại khoa Tâm thần, Viện Sức khỏe tâm thần Bạch Mai, Giảng viên Bộ môn Tâm thần tại trường Đại học Y Hà Nội
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Thị Thu Hà: Phó trưởng khoa tâm lý lâm sàng M9 - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Giảng viên Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội

Trẻ được khám và chẩn đoán thông qua các phương pháp khác nhau, từ việc thực hiện các bài kiểm tra, thang đánh giá cơ bản đến phức tạp, điều trị nội khoa kết hợp hỗ trợ đào tạo bố mẹ vận động cùng con tại nhà. Hỗ trợ cho việc điều trị là phòng khám khang trang, hiện đại, cơ sở vật chất được đầu tư chỉn chu cùng lịch khám cố định của các bác sĩ giúp con trẻ được thăm khám thường xuyên và đúng lịch. 

Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa luôn sẵn sàng nhận đặt lịch khám để tư vấn và điều trị cho trẻ tự kỷ cũng như các bệnh nhân mắc bệnh tâm lý, tâm thần cần phương pháp chữa trị phù hợp.

Địa chỉ: số 11 i4, ngõ 37 Trần Kim Xuyến, khu Đô Thị Mới Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Thời gian khám bệnh:

  • Thứ Hai - thứ Sáu: 8h - 19h30
  • Thứ Bảy: 8h - 17h30
  • Chủ nhật: 8h - 11h30

Hotline đặt khám: 0983 188 689 hoặc đặt lịch trực tiếp qua website Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa.

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Thang đánh giá tự kỷ CARS dành cho trẻ từ 2 tuổi
Thang đánh giá tự kỷ CARS dành cho trẻ từ 2 tuổi
05/07/2024 18:41
Có rất nhiều công cụ đánh giá khác nhau giúp phát hiện và chẩn đoán chứng tự kỷ ở trẻ em. Một trong số những công cụ phổ biến được sử dụng nhiều tại các cơ sở khám chữa bệnh tâm lý hiện nay là CARS - Thang Đánh giá Tự kỷ ở trẻ em.
Hiểu về tự kỷ chức năng cao là gì và cách hỗ trợ
Hiểu về tự kỷ chức năng cao là gì và cách hỗ trợ
05/07/2024 18:41
Tự kỷ chức năng cao không phải là một chẩn đoán y tế chính thức. Nó thường được dùng để chỉ những người tự kỷ có khả năng đọc, viết, nói và quản lý các kỹ năng sống mà không cần nhiều sự trợ giúp.
Chậm nói và tự kỷ: giải đáp các câu hỏi thường gặp
Chậm nói và tự kỷ: giải đáp các câu hỏi thường gặp
05/07/2024 18:41
Chậm nói và tự kỷ có mối liên hệ nhất định với nhau, tuy vậy không phải tất cả trẻ chậm nói đều tự kỷ. Tìm hiểu chi tiết hơn về chậm nói, tự kỷ và cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ trong bài viết dưới đây.
Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em: Triệu chứng là gì? Làm sao để biết trẻ bị tự kỷ?
Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em: Triệu chứng là gì? Làm sao để biết trẻ bị tự kỷ?
05/07/2024 18:41
Làm thế nào để xác định một đứa trẻ mắc phải hội chứng tự kỷ? Triệu chứng nào cho thấy phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi khám tự kỷ?
Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ và những điều phụ huynh cần nắm rõ
Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ và những điều phụ huynh cần nắm rõ
05/07/2024 18:41
Mặc dù gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ ở nhiều khía cạnh khác nhau, song hiểu rõ về rối loạn phổ tự kỷ và cách điều trị sẽ giúp con trẻ hòa nhập tốt với môi trường sống xung quanh.