Trầm cảm cười - khi nỗi buồn bên trong được che giấu bằng nụ cười

05/07/2024 10:22

Trầm cảm cười là gì, tại sao một người lại cố gắng cười mặc dù đau khổ bên trong? Đâu là dấu hiệu của trầm cảm cười và điều trị trầm cảm cười như thế nào?... Phòng khám thông tin đến bạn đọc trong nội dung bài viết.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Phạm Thành Luân - Bác sĩ Phòng khám Sức khỏe Tâm thần, Đại học Y Hà Nội

Thông thường, trầm cảm được liên kết với nỗi buồn trầm trọng, dai dẳng, mệt mỏi, người bệnh thể hiện khí sắc trầm buồn, ủ rũ, không muốn ra khỏi giường, không chú ý đến vệ sinh cá nhân và mất hứng thú với những hoạt động từng yêu thích,... Tuy nhiên, ở người bệnh trầm cảm cười, họ lại cố gắng hết sức để che giấu các triệu chứng trầm cảm, cố gắng giả vờ hạnh phúc trong khi thực tế không phải như vậy. 

Vậy cụ thể trầm cảm cười là gì, tại sao một người lại cố gắng cười mặc dù đau khổ bên trong? Đâu là dấu hiệu của trầm cảm cười và điều trị trầm cảm cười như thế nào?... Phòng khám thông tin đến bạn đọc trong nội dung bài viết.  

tram-cam-cuoi-la-gi.png

Người bệnh trầm cảm cười cố gắng hết sức để che giấu các triệu chứng trầm cảm và thể hiện vẻ ngoài hạnh phúc - Ảnh: Canva

TRẦM CẢM CƯỜI LÀ GÌ?

Trầm cảm cười là thuật ngữ để chỉ những người sống với bệnh trầm cảm bên trong nhưng bề ngoài lại xuất hiện hoàn toàn hạnh phúc, vui vẻ, hài lòng với cuộc sống. Cuộc sống bên ngoài của họ thậm chí có thể là điều mà nhiều người gọi là hoàn hảo hoặc đáng mơ ước. Nhìn chung, những người mắc chứng trầm cảm cười thường tỏ ra vui vẻ với thế giới bên ngoài và giữ bí mật về chứng trầm cảm của mình.

Trầm cảm cười chưa được công nhận là một bệnh lý trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) nhưng có thể được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm với các đặc điểm không điển hình.

DẤU HIỆU TRẦM CẢM CƯỜI

Người bệnh trải qua tình trạng trầm cảm cười nhìn từ bên ngoài trông có vẻ hạnh phúc, còn bên trong họ đang trải qua những triệu chứng đau đớn của trầm cảm.

Dấu hiệu trầm cảm ở mỗi người thể hiện một cách khác nhau, phổ biến nhất là nỗi buồn trầm trọng hoặc dai dẳng. Những triệu chứng khác của trầm cảm bao gồm:

  • Thay đổi khẩu vị, mất/tăng cảm giác thèm ăn, thay đổi cân nặng (tăng cân đáng kể hoặc giảm cân).
  • Thay đổi giấc ngủ: Mất ngủ (thường mất ngủ kiểu tỉnh giấc giữa đêm) hoặc chứng ngủ nhiều.
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Cảm giác tuyệt vọng, thiếu lòng tự trọng và tự ái thấp.
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui khi làm những công việc yêu thích trước đây.

Người mắc chứng trầm cảm cười có thể trải qua một số hoặc tất cả các triệu chứng trên, tuy nhiên sẽ không thể hiện ra ngoài (hoặc rất ít). 

Với người ngoài nhìn vào, người mắc phải trầm cảm cười có thể trông như:

  • Một cá nhân hoạt động tích cực, hiệu quả.
  • Một người duy trì công việc ổn định, có gia đình và cuộc sống xã hội lành mạnh.
  • Người vui vẻ, lạc quan và hạnh phúc.

Còn với người bệnh, nếu bạn đang trải qua trầm cảm nhưng vẫn thể hiện sự hạnh phúc, trong tâm trí người bệnh có thể cảm thấy, suy nghĩ:

  • Việc thể hiện triệu chứng của trầm cảm sẽ là dấu hiệu của sự yếu đuối.
  • Việc bày tỏ cảm xúc thật của bản thân sẽ là gánh nặng cho người khác.
  • Mình không hề bị trầm cảm, mình vẫn ổn.
  • Người khác có hoàn cảnh tồi tệ hơn, vậy bản thân có gì để phàn nàn?
  • Thế giới sẽ tốt hơn nếu mình không tồn tại.

Bên cạnh đó, bạn có thể thấy một triệu chứng điển hình của trầm cảm là người bệnh có mức năng lượng rất thấp và khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động, thậm chí là bước ra khỏi giường vào buổi sáng. 

Trong khi đó ở người bệnh trầm cảm mỉm cười mức độ năng lượng có thể không bị ảnh hưởng (trừ khi người bệnh ở một mình). Do đó, người bệnh có nguy cơ tự tử cao hơn. Bởi những người mắc trầm cảm nặng đôi khi cảm thấy muốn tự tử nhưng không có năng lượng để hành động. Trái ngược lại với người mắc trầm cảm cười, họ có thể có năng lượng và động lực để lên kế hoạch và hiện thực hóa suy nghĩ. 

tram-cam-cuoi-tu-tu.png

Người bệnh trầm cảm cười có nguy cơ thực hiện hành vi tự sát cao hơn - Ảnh: Canva

TẠI SAO MỘT NGƯỜI LẠI MỈM CƯỜI MẶC DÙ ĐAU BUỒN?

Từ việc muốn bảo vệ sự riêng tư của bản thân đến việc lo sợ bị người khác phán xét,... có nhiều lý khiến một người che giấu các triệu chứng trầm cảm, luôn thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc,... bên ngoài. 

Sợ làm gánh nặng cho người khác

Trầm cảm và cảm giác tội lỗi có xu hướng đi đôi với nhau. Nhiều người bệnh do vậy không muốn tạo gánh nặng cho người khác. Điều này đặc biệt đúng đối với những người quen chăm sóc người khác hơn là nhờ người khác chăm sóc mình. Họ cũng không biết cách yêu cầu giúp đỡ nên đành giữ kín những khó khăn cho riêng mình.

Xấu hổ 

Một số người tin rằng trầm cảm là một khuyết điểm trong tính cách hoặc là dấu hiệu của sự yếu đuối. Do đó có thể cảm thấy xấu hổ khi bị trầm cảm. 

Sự phủ nhận

Trầm cảm cười có thể xuất phát từ việc một người phủ nhận rằng bản thân cảm thấy chán nản. Họ nghĩ rằng chỉ cần mình cười thì chắc chắn không bị trầm cảm. Nhiều người không thể thừa nhận rằng có điều gì không ổn xảy ra với mình. Họ sẽ giả vờ như mình ổn hơn là thành thật với cảm giác thực sự của bản thân.

Sợ phản ứng dữ dội

Đôi khi người bệnh lo lắng về những hậu quả (về mặt đời sống cá nhân và nghề nghiệp) của chứng trầm cảm. Ví dụ, một diễn viên hoặc luật sư có thể lo ngại rằng công ty, khách hàng,... sẽ nghi ngờ khả năng thực hiện công việc của họ hoặc rời bỏ, hủy hợp đồng,... Vì vậy, để không gặp nguy cơ bị phán xét vì trầm cảm, họ giấu mình sau nụ cười.

Lo lắng về việc bản thân yếu đuối

Những người thường lo sợ rằng người khác sẽ lợi dụng họ nếu tiết lộ bản thân mắc chứng trầm cảm. Họ không chỉ lo lắng rằng người khác sẽ coi họ là người yếu đuối và dễ bị tổn thương mà còn lo ngại rằng những người khác sẽ lợi dụng chứng trầm cảm của họ làm đòn bẩy chống lại họ. Họ thà khoác lên mình vẻ ngoài cứng rắn hơn là thừa nhận rằng bản thân cần được giúp đỡ.

Cảm giác​​​​​​​ tội lỗi

Vì cảm giác tội lỗi có xu hướng đi kèm với trầm cảm nên đôi khi người bệnh cảm thấy mình không đáng bị trầm cảm. Họ có thể nghĩ rằng mình có một cuộc sống tốt đẹp và không nên cảm thấy tồi tệ.

Người bệnh cũng cảm thấy như thể bản thân đã làm sai điều gì hoặc phải chịu trách nhiệm vì bị trầm cảm. Do đó, họ cảm thấy tội lỗi và thậm chí đôi khi xấu hổ vì chứng trầm cảm của mình. Vì vậy, họ giấu nó đằng sau một nụ cười.

Chủ nghĩa hoàn hảo

Đối với nhiều người, thừa  nhận mình mắc chứng trầm cảm có nghĩa là cuộc sống của bản thân kém hoàn hảo và họ không thể làm được điều đó.

CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM CƯỜI

Trầm cảm cười có thể điều trị được. Nếu bạn nghĩ bản thân hoặc người thân có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trầm cảm, trước tiên hãy gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Nhiều người mắc chứng trầm cảm mỉm cười không thành thật ngay cả khi gặp bác sĩ và nhà trị liệu tâm lý. Điều đó khiến người bệnh khó nhận được sự trợ giúp cần thiết hơn. Điều quan trọng là bạn phải cởi mở và chia sẻ một cách trung thực vấn đề mình gặp phải. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh để chỉ định phương pháp điều trị trầm cảm: dùng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai. 

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, lưu ý một số điều sau cũng có thể giúp ích: 

  • Chia sẻ cảm xúc của bạn với một người bạn đáng tin cậy hoặc người thân trong gia đình.
  • Dành thời gian bên ngoài với thiên nhiên.
  • Tập thể dục - chỉ 10 -15 phút mỗi ngày cũng đủ để cải thiện tâm trạng của người bệnh.
  • Nghe nhạc, sáng tạo nghệ thuật hoặc thực hiện các hoạt động khác mà bạn yêu thích.

Những người mắc chứng trầm cảm cười thường che giấu nỗi buồn của bản thân bằng một nụ cười và vẻ ngoài bề ngoài hạnh phúc, lạc quan. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải các dấu hiệu, triệu chứng trầm cảm hãy thực hiện bước đầu tiên là thăm khám sớm. Bắt đầu điều trị với phác đồ và sự hỗ trợ phù hợp, nụ cười bên ngoài của bạn sẽ sớm thể hiện đúng cảm giác hạnh phúc bên trong.

Liên hệ ngay hotline 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được hỗ trợ cũng như hẹn lịch khám trong thời gian sớm nhất!
 

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.verywellmind.com/what-is-smiling-depression-4775918
  2. https://www.healthline.com/health/smiling-depression
  3. https://www.webmd.com/depression/smiling-depression-overview

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
05/07/2024 10:22
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
05/07/2024 10:22
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
05/07/2024 10:22
Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
05/07/2024 10:22
Trầm cảm – một căn bệnh đáng sợ, kẻ sát nhân thầm lặng. Mỗi năm, có hàng nghìn người tự sát chỉ vì căn bệnh này. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm trầm cảm có tự khỏi không? Trầm cảm chữa được không? Đây cũng chính là nội dung sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
05/07/2024 10:22
Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, trầm cảm là căn bệnh của người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm. Trong đó, nhiều trẻ em bị trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.