Trầm cảm khi mang thai và những ảnh hưởng nguy hiểm

04/07/2024 18:34

Bên cạnh niềm vui sắp được làm mẹ, nhiều mẹ bầu phải đối mặt với vấn đề sức khỏe tinh thần ngày càng phổ biến mang tên trầm cảm khi mang thai. Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Anh Thoa - Bác sĩ điều trị khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương

Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Bên cạnh niềm vui sắp được làm mẹ, nhiều mẹ bầu phải đối mặt với vấn đề sức khỏe tinh thần ngày càng phổ biến mang tên trầm cảm khi mang thai. Trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi do vậy người nhà hãy đồng hành, thăm khám với bác sĩ nếu cần sự hỗ trợ về tâm lý. 

tram-cam-khi-mang-thai.jpg

Nhiều mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai - Ảnh: Canva

TRẦM CẢM LÀ GÌ?

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi sự buồn chán, mất hứng thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung. 

Tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao gấp gần hai lần so với nam giới. Phụ nữ mang thai và sinh con có nguy cơ mắc trầm cảm cao. Ở phụ nữ mang thai, một số nghiên cứu cho thấy các giai đoạn trầm cảm xảy ra thường xuyên hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba (3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ). 

Bên cạnh trầm cảm khi mang thai, các tình trạng sức khỏe tâm thần khác có thể phát triển trong thai kỳ, bao gồm:

  • Rối loạn lo âu: bao gồm rối loạn lo âu tổng quát (GAD), lo âu xã hội, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và rối loạn hoảng sợ.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), trong đó người bệnh trải qua những suy nghĩ không kiểm soát (ý nghĩ ám ảnh) và thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại (hành vi cưỡng chế). 

NGUYÊN NHÂN TRẦM CẢM KHI MANG THAI

Có nhiều yếu tố khác nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai. Những yếu tố này có thể bao gồm:

  • Có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD).
  • Tiền sử thai chết lưu.
  • Sống một mình.
  • Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, những người xung quanh
  • Trải qua xung đột hôn nhân.
  • Các sự kiện cuộc sống căng thẳng.
  • Mang thai ngoài ý muốn.

DẤU HIỆU TRẦM CẢM KHI MANG THAI

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi. Tâm trạng, cảm xúc cũng dễ thay đổi liên tục. Một số thay đổi tâm trạng là bình thường như cảm thấy mệt mỏi hoặc cáu kỉnh.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây khi mang thai, đó có thể là dấu hiệ u trầm cảm. Các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai có thể bao gồm:

  • Cảm thấy buồn, tâm trạng chán nản hầu hết thời gian trong ngày.
  • Cảm thấy tội lỗi, vô vọng hoặc vô giá trị.
  • Khó kiểm soát cảm xúc, cáu kỉnh, dễ nổi giận.
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết các hoạt động trong ngày.
  • Gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, tập trung hoặc đưa ra quyết định.
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Có ý nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử.

Trầm cảm khi mang thai biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhưng do một số triệu chứng trầm cảm, bao gồm thay đổi giấc ngủ, mức năng lượng, thèm ăn và giảm ham muốn tình dục,... tương tự như các thay đổi trong thai kỳ. Do đó, trầm cảm khi mang thai thường không được nhận biết.

Nếu nhận thấy các thay đổi trên kéo dài liên tục trong 2 tuần nên thăm khám với bác sĩ để được tư vấn, chăm sóc. Mẹ bầu, gia đình cần lưu ý ngoài quan tâm đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng cần khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. 

buon-ba-tram-cam-khi-mang-thai.jpg

Mẹ bầu cảm thấy buồn, tâm trạng chán nản hầu hết thời gian trong ngày - Ảnh: Canva

TRẦM CẢM KHI MANG THAI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người mẹ mà còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với thai nhi. 

  • Trầm cảm có thể cản trở khả năng tự chăm sóc bản thân trong thời kỳ mang thai. Mẹ bầu bị trầm cảm có thể ít có khả năng tuân theo các khuyến nghị y tế cũng như ngủ nghỉ, ăn uống hợp lý.
  • Mẹ bầu trầm cảm có nguy cơ sử dụng các chất có hại cao hơn, bao gồm sử dụng thuốc lá, rượu và ma túy,... Tất cả đều có tác động tiêu cực đến thai kỳ, sức khỏe thai nhi.
  • Mẹ bầu trầm cảm khi mang thai có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh
  • Một số nghiên cứu cho thấy trầm cảm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm khi mang thai dễ cáu kỉnh hơn, ít hoạt động hơn và dễ bị chậm phát triển hơn.
  • Trầm cảm cũng có thể cản trở khả năng gắn kết của mẹ với trẻ.
  • Nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện ý định tự tử, tự hủy hoại bản thân và con của mình.

Trầm cảm đối với phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần và ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ trong tương lai. 

ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHI MANG THAI

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời trầm cảm khi mang thai là vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Với cách điều trị và hỗ trợ thích hợp, hầu hết mẹ bầu đều có thể kiểm soát được các triệu chứng, mặc dù việc này có thể cần nhiều thời gian.

Thay đổi lối sống, hành vi

Bác sĩ có thể đưa một số lời khuyên để mẹ bầu thực hiện tại nhà giúp cải thiện tâm trạng, bao gồm: 

  • Chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè, người thân trong gia đình,...
  • Tập yoga, thiền,....
  • Tăng mức độ hoạt động thể chất nếu có thể vì vận động có thể cải thiện tâm trạng và giúp ngủ ngon hơn.
  • Giảm bớt công việc nhà và làm những việc giúp bạn thư giãn. Mẹ hãy nhớ rằng, chăm sóc bản thân là một phần thiết yếu trong việc chăm sóc thai nhi đang phát triển.
  • Tham gia các lớp học tiền sản để gặp gỡ những mẹ bầu khác.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

Trong quá trình này, gia đình cần hỗ trợ, đồng hành, thấu hiểu về mặt tâm lý cho phụ nữ mang thai. Giai đoạn này cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, xáo trộn nên rất cần sự quan tâm, chia sẻ của người thân, người chồng sẽ giúp ích rất nhiều.

Trị liệu tâm lý

Bác sĩ có thể chỉ định điều trị trầm cảm khi mang thai bằng trị liệu tâm lý, trong đó nổi bật là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) giúp mẹ thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

Thuốc chống trầm cảm

Tùy trường hợp mẹ bầu có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm. Quyết định sử dụng thuốc chống trầm cảm khi mang thai dựa trên sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích. 

Thông thường, mối quan tâm lớn nhất là nguy cơ dị tật bẩm sinh do thai nhi tiếp xúc với thuốc trầm cảm trong bụng mẹ. Nhưng nhìn chung, nguy cơ dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác đối với trẻ sơ sinh khi thai phụ dùng thuốc chống trầm cảm là rất thấp nếu sử dụng thuốc đúng cách và theo chỉ định của bác sĩ. 

Do vậy, cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi các tác dụng phụ: tăng đường huyết, tiền sản giật, các vấn đề về nhau thai,…

THĂM KHÁM TRẦM CẢM KHI MANG THAI

Khi nghi ngờ bản thân bị trầm cảm khi mang thai, có thể chia sẻ với bác sĩ Sản khoa để được tư vấn hoặc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần

Trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng gặp phải, tiền sử tâm lý và các yếu tố nguy cơ. 

Bác sĩ có thể sử dụng thang đo trầm cảm để đánh giá mức độ trầm cảm. Các câu trả lời sẽ được tính điểm và tổng số điểm có thể được sử dụng để xác định xem bạn có bị trầm cảm hay không và mức độ trầm cảm. 

Tại Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần có chuyên môn cao thăm khám, có kinh nghiệm điều trị các vấn đề tâm lý ở phụ nữ các giai đoạn: dậy thì, mang thai, sinh đẻ, mãn kinh,… Mẹ bầu có thể lựa chọn thăm khám với các bác sĩ công tác tại các bệnh viện đầu ngành như:

  • PGS.TS.BSCKII Trần Nguyễn Ngọc - Bác sĩ Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
  • ThS.BSCKII Nguyễn Hoàng Yến - Phó Trưởng khoa Khám tự nguyện M2, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
  • ThS.BSCKII Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng khoa tâm lý lâm sàng M9, Viện Sức khỏe tâm thần Bạch Mai

Thông tin các bác sĩ, mẹ bầu, người thân tham khảo chi tiết trên Website phòng khám. Vì một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc cho mẹ và bé, mẹ bầu hãy thăm khám sớm khi có dấu hiệu lo ngại. Các bác sĩ tại Phòng khám Yên Hòa luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn! Liên hệ ngay hotline 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được hỗ trợ cũng như hẹn lịch khám với các bác sĩ tâm thần tại Phòng khám Chuyên khoa Yên Hòa trong thời gian sớm nhất!

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.bvbnd.vn/wp-content/uploads/2022/09/Phac-do-Tam-than_2020.pdf
  2. https://sdh.hmu.edu.vn/images/TraThoNhi-ttYtcc33(1).pdf
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8448270/
  4. https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/depression/
  5. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/antidepressants/art-20046420

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
04/07/2024 18:34
Hiện nay lứa tuổi học sinh là một trong những đối tượng mắc trầm cảm ngày càng gia tăng. Đây là điều đáng báo động cho phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội. Vậy dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
Trầm cảm - kẻ "sát nhân" thầm lặng
04/07/2024 18:34
Trầm cảm – Kẻ sát nhân thầm lặng, đây là nỗi sợ hãi của rất nhiều người trong thời hiện đại. Vậy thực hư vì sao căn bệnh này được xem là kẻ sát nhân thầm lặng? Ngay sau đây bài viết sẽ lý giải nguyên nhân khiến bệnh trầm cảm đang là mối lo ngại của xã hội hiện nay.
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
04/07/2024 18:34
Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
Trầm cảm có tự khỏi được không?
04/07/2024 18:34
Trầm cảm – một căn bệnh đáng sợ, kẻ sát nhân thầm lặng. Mỗi năm, có hàng nghìn người tự sát chỉ vì căn bệnh này. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân quan tâm trầm cảm có tự khỏi không? Trầm cảm chữa được không? Đây cũng chính là nội dung sẽ được chúng tôi đề cập ngay sau đây.
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
Những điều phụ huynh cần biết về trầm cảm ở trẻ
04/07/2024 18:34
Mặc dù hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, trầm cảm là căn bệnh của người lớn, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị trầm cảm. Trong đó, nhiều trẻ em bị trầm cảm không được điều trị vì người lớn không nhận ra vấn đề con em mình gặp phải.